tailieunhanh - Một số nghiên cứu về khó khăn tâm lí trong học tập nghề nghiệp của sinh viên các trường cao đẳng, đại học

Bài viết đề cập một số nghiên cứu ở trong và ngoài nước về những khó khăn tâm lí trong học nghề của sinh viên các trường cao đẳng, đại học cho thấy, vấn đề khó khăn tâm lí này đã được các nhà khoa học xem xét dưới các góc độ khác nhau, với nhiều khách thể và lĩnh vực khác nhau nhằm xác định biểu hiện, nguyên nhân gây ra những khó khăn tâm lí trong học nghề, ảnh hưởng của những khó khăn tâm lí đó đến hiệu quả học tập của sinh viên và một số biện pháp hỗ trợ nhằm giảm thiểu những khó khăn tâm lí này ở sinh viên. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 136-142 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÍ TRONG HỌC TẬP NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC Bùi Đức Minh - Ban Tổ Chức tỉnh uỷ Sơn La Ngày nhận bài: 26/05/2018; ngày sửa chữa: 15/06/2018; ngày duyệt đăng: 18/06/2018. Abstract: The paper mentions some domestic and international studies on psychological difficulties in apprenticeship of students at colleges and universities. These studies have been considered from many different perspectives, subjects and fields in order to determine the manifestation and causes of psychological difficulties in apprenticeship of students as well as the effect of these difficulties on the learning effectiveness of students. Also, the article proposes some measures to minimize these psychological difficulties in apprenticeship of students. Keywords: Difficulties, psychological difficulties, apprenticeship, students. 1. Mở đầu Hoạt động học tập ở trường cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH) là hoạt động học tập nghề nghiệp; nội dung học tập là hệ thống tri thức, kĩ năng liên quan đến các khoa học cơ bản, khoa học cơ sở của chuyên ngành và chuyên ngành gắn với nghề nghiệp tương lai của người học. Việc nắm vững nội dung học tập là điều kiện quan trọng giúp sinh viên (SV) trở thành những “chuyên gia” trong một lĩnh vực nghề nghiệp. Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kĩ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hay tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp (Điều 3, khoản 2, Luật Giáo dục nghề nghiệp, 2014) [1]. Vì vậy, bước vào môi trường CĐ, ĐH là bước ngoặt quan trọng đối với SV, là cơ hội để SV tích lũy tri thức và kĩ năng nghề nghiệp, tạo điều kiện cho họ có được một nghề nghiệp ổn định sau này, từ đó có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, đó cũng là một quá trình học tập mà SV phải đối mặt với nhiều khó khăn tâm lí (KKTL); và bên cạnh những cố gắng nỗ lực

TÀI LIỆU LIÊN QUAN