tailieunhanh - Bình giảng về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử được gợi cảm hứng từ một tấm bưu thiếp nhưng bài thơ không đơn thuần chỉ là lời vịnh cảnh, vịnh người mà đó là tiếng lòng đầy uẩn khúc của một tình yêu mãnh liệt nhưng vô vọng, một niềm khát khao sống, tha thiết, gắn bó với đời khi mà nhà thơ có nguy cơ phải sớm lìa xa cuộc đời. Mời các em cùng tham khảo. | VĂN MẪU LỚP 11 BÌNH GIẢNG VỀ BÀI THƠ ĐÂY THÔN VĨ DẠ CỦA HÀN MẶC TỬ BÀI MẪU SỐ 1: Bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử được gợi cảm hứng từ một tấm bưu thiếp nhưng bài thơ không đơn thuần chỉ là lời vịnh cảnh, vịnh người mà đó là tiếng lòng đầy uẩn khúc của một tình yêu mãnh liệt nhưng vô vọng, một niềm khát khao sống, tha thiết, gắn bó với đời khi mà nhà thơ có nguy cơ phải sớm lìa xa cuộc đời. Bài thơ mở đầu bằng bức tranh phong cảnh bình minh nơi thôn Vĩ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền” Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Câu hỏi như một lời trách móc nhẹ nhàng, lời mời gọi tha thiết đối với nhà thơ. Câu thơ có thể hiểu theo hai cách, trước hết có thể hiểu đó là lới của cô gái thôn Vĩ hướng tới thi sĩ nhưng cũng có thể hiểu đó là lời nhà thơ tự trách mình, cũng là ước mơ thầm kín của người đi xa mong được trở về thăm chốn xưa. Trong câu thơ tác giả dùng tư “chơi” một cách thân mật khác hẳn từ “về thăm” mang tính chất xã giao, cách dùng từ ấy phù hợp với một lời mời chân tình, gần gũi. Câu hỏi sẽ là duyên cơ để khơi dậy trong lòng nhà thơ biết abo kỉ niệm sâu sắc, hình ảnh đẹp đẽ về xứ Huế, về thôn Vĩ. Từ câu hỏi tác giả mở ra một cảnh thật đẹp, thật trong sáng về cảnh thôn quê. Hình ảnh của “nắng vườn cau” và những vườn xanh mướt nơi thôn Vĩ gợi lên sự tinh khôi, tinh khiết. Trong thơ của Hàn Mạc Tử thường miêu tả nhiều nắng, ví như bài “Mùa xuân chín”: “Trong làn nắng ửng khói mơ tan Dọc bờ sông trắng, nắng chang chang”. ở mỗi câu thơ tác giả lại có sự phát hiện riêng về sắc màu của nắng ở những thời điểm khác nhau. Cái nhìn của tác giả chuyển dần xuống thấp hơn, quan sát cảnh vườn tươi đẹp bao quanh nhà tạo thành cấu trúc thẩm mĩ xinh xắn mà Xuân Diệu từng ví như một bức tranh tứ tuyệt tuyệt đẹp. Từ “mướt quá” gợi vẻ đẹp tươi tốt, đầy sức sống của vườn cây thôn Vĩ, câu thơ như một lời cảm thán gợi sắc thái ngợi ca. Phép so
đang nạp các trang xem trước