tailieunhanh - Phân tích sự vận dụng sáng tạo, hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương

Sự vận dụng sáng tạo hình ảnh và ngôn ngừ văn học dân gian mà tác giả vừa ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú như cần cù, siêng năng, chịu thương, chịu khó, thương chồng thương con, thầm lặng hi sinh vì chồng vì con vừa thể hiện được sự tri ân của mình đối với vợ. Cũng do biết vận dụng văn học dân gian mà bài thơ dễ đi vào lòng người, dễ làm rung động lòng người. | VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO HÌNH ẢNH, NGÔN NGỮ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG BÀI THƯƠNG VỢ CỦA TRẦN TẾ XƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ – Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú. – Bài thơ không chỉ có giá trị về mặt nội dung mà còn có giá trị về mặt nghệ thuật. – Có được sự thành công về mặt nghệ thuật chính là tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo hình ảnh ngôn ngữ văn học dân gian vào bài thơ. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Tác giả đã vận dụng sáng tạo hình ảnh văn học dân gian vào bài thơ. – Hình ảnh con cò trong ca dao nói về thân phận người phụ nữ, lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó: Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng liếng khóc nỉ non. – Hình ảnh con cò nói về thân phận người lao động với nhiều bât trắc, thua thiệt: Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải, cành mềm, lộn cổ xuống ao. – Hình ảnh con cò trong bài thơ Thương vợ nói về bà Tú có phần xót xa tội nghiệp hơn hình ảnh con cò trong ca dao. Con cò trong ca dao chỉ xuất hiện trong cái rợn ngợp của không gian. Còn con cò trong thơ Tú Xương lại xuất hiện trong cái rợn ngợp của cả không gian và thời gian. Chỉ bằng ba từ “khi quãng vắng”, tác giả đã nói lên được cả thời gian, không gian heo hút, chứa đầy lo âu, nguy hiểm. Cách thay “con cò” bằng “thân cò” càng có tác dụng nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú và gợi nỗi đau thân phận. Qua đó, thể hiện sự cảm thông sâu sắc của ông Tú đối với bà Tú. 2. Tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo những từ ngữ trong văn học dân gian. – Tác giả đã rất thành công khi vận dụng thành ngữ “Năm nắng mười mưa”. “Nắng, mưa” chỉ sự vất vả. “Năm, mười” là số lượng phiếm chỉ, chỉ số nhiều. Tác giả đã tách câu thành ngữ ra để tạo thành một thành ngữ chéo “Năm nắng, mười mưa”. Cách tách ta như vậy có tác dụng vừa nói lên sự vất vả gian truân, vừa thể hiện được đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng, vì con của bà Tú. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ – Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian là một trong những nguyên nhân tạo .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN