tailieunhanh - Phân tích 4 câu đầu trong bài thơ Thương vợ
Thương vợ là một bài thơ miêu tả về hình ảnh bà Tú vất vả lặng lẽ hi sinh vì chòng vì con, qua đó cũng thể hiện được tình yêu thương của ông giành cho bà với một sự biết ơn và quý trọng người vợ của mình. Chỉ với bốn câu thơ đầu tiên cũng đã phần nào nói lên được sự vất vả tần tảo chịu thương chịu khó của bà Tú. | VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH 4 CÂU THƠ ĐẦU TRONG BÀI THƯƠNG VỢ Tế Xương là một nhà thơ lớn của dân tộc luôn tỏa sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Thơ ông luôn mang tính chất trào phúng sâu,đả kích hoặc là thuần trữ tình sâu sắc. Thương vợ là một bài thơ miêu tả về hình ảnh bà Tú vất vả lặng lẽ hi sinh vì chòng vì con ,qua đó cũng thể hiện được tình yêu thương của ông giành cho bà với một sự biết ơn và quý trọng người vợ của mình Chỉ với bố câu thơ đầu tiên cũng đã phần nào nói lên được sự vất vả tần tảo chịu thương chịu khó của bà Tú Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Chỉ bằng vài lời thơ hồn hậu và bình dị thì Tú Xương đã giúp cho người đọc hình dung ra được cảnh bà Tú một thân một mình gánh vác trên vai nuôi gia đình,lặn lội từ bờ sông này đến bờ sông khác chăm chỉ làm ăn kiếm tiền nuôi chồng con mà không hề than trách một lời nào. Từ “ mom” là một từ dùng để diễn tả mảnh đất trống nhô ra,là địa điểm để buôn bán nhỏ của những người dân. Là nơi họ chèo thuyền để đến buôn bán và bà Tú là điển hình quanh năm buôn bán ở đó để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống cả nhà có những đứa con thơ. Chỉ với một từ mom mà tác giả đã phần nào nói lên được sự khắc khổ và bươn chải của vợ mình ở ven sống đó. Không những thế ông còn ví vợ mình như thân cò lặn lội từ bờ này sang bờ khác chỉ để bì bõm tìm kiếm thức ăn Từ quanh năm buôn bán nghĩa là không một ngày nào bà Tú nghĩ làm và xem ngày nào cũng giống như ngày nào theo thường lệ,hơn nữa từ mom càng tô đậm thêm cái chênh vênh không vững vàng của việc làm ăn,tạm bợ. Từ mom càng lột tả hết được sự nhỏ bé và cô đơn của bà khi ngồi trên đó. Ngày xưa phụ nữ phong kiến có bổn phận trách nhiệm là phải thờ chồng nuôi con cho nên sự làm lũ vất vả của bà như vậy là một điều đương nhiên. Thờ chồng bao hàm cả việc là nuôi cả chồng của mình. Đó là sự bất công của xã hội nếu xét theo phương diện thời bấy giờ nhưng nếu mà nói về mặt đức độ thì sức tháo vát làm ăn của người vợ ấy thật đáng nể phục và đáng trân trọng biết
đang nạp các trang xem trước