tailieunhanh - Bình giảng bài thơ Thương Vợ của Tú Xương
Bài thơ "Thương vợ” được coi là một trong những thơ cảm động nhất của Tú Xương khi sáng tác thơ trữ tình nói chung và thơ về người phụ nữ, ở đây là người vợ của ông, nói riêng. Ngay từ cái nhan đề đã toát lên tình cảm thương yêu chứa chan của nhà thơ dành cho bà Tú. | VĂN MẪU LỚP 11 BÌNH GIẢNG BÀI THƠ THƯƠNG VỢ CỦA TÚ XƯƠNG BÀI MẪU SỐ 1: Xưa nay, những bài thơ hay, những vần thơ đẹp vẫn được các nhà thơ dành tặng cho mẹ hay một nàng thơ nào đó. Nhưng thơ về vợ – là người yêu đồng thời cũng là người “nâng khăn sử túi”, âm thầm lặng lẽ hy sinh thì lại ít được sáng tác. Bởi vậy mà “Thương vợ” khi ra đời lại được nhiều độc giả đón nhận không chỉ bởi đó là một trong những bà ithơ hiếm hoi viết về đề tài này, mà nó còn cho thấy một cái nhìn khác về Tú Xương – bậc thầy của thơ trào phúng. “Thương vợ” được coi là một trong nhwuxng thơ cảm động nhất của Tú Xương khi sáng tác thơ trữ tình nói chung và thơ về người phụ nữ, ở đây là người vợ của ông, nói riêng. Ngay từ cái nhan đề đã toát lên tình cảm thương yêu chứa chan của nhà thơ dành cho bà Tú. Mở đầu bài thơ, bà Tú hiện lên với hình ảnh của một phụ nữ tất bật với công việc, gia đình: “Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng” “Quanh năm” – một hoạt động đã trở thành nếp sống sinh hoạt, tạo thành một guồng quay cuộc sống. “Mom sông” là nơi có mỏm đất nhô ra, rất chênh vênh trên sông vốn mênh mông, bốn bề là nước. Nó cho thấy cái nỗi vất vả, cơ cực của bà Tú khi phải lặn lội kiếm sống từ ngày này qua ngày khác. Bà không chỉ phải lo cho một đàn con mà còn phải tính thêm cả người chồng của mình – ông Tú. Dường như mọi gánh nặng trong gia đình đều đổ dồn lên một vai bà. “Lặn lội thân cò nơi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông” “Eo sèo” chỉ sự rầy rà bằng lời gọi liên tiếp dai đẳng. Bf Tú vất vả như tấm thân cò gầy guộc trong bao câu ca dao, tục ngữ xưa của người Việt Nam: “Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi nao Tối có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!” Để có thể trang trải được mọi chi phí cho gia đình, bà Tú đã phải chật vật, giành giật từng miếng cơm, manh áo trong thời buổi cơ cực. “Một duyên hai nợ, âu đành phận, Năm nắng, mười mưa dám quản công.” Tú Xương đã rất thành .
đang nạp các trang xem trước