tailieunhanh - Bài ca ngắn đi trên bãi cát thể hiện thái độ chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khát khao thay đổi cuộc sống
Trong hoàn cảnh nhà Nguyễn trì trệ bảo thủ, Cao Bá Quát tuy vẫn đi thi nhưng đã tỏ ra chán ghét con đường danh lợi tầm thường. Bài ca ngắn đi trên bãi cát biểu lộ tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ trì trệ của chế độ nhà Nguyễn. | VĂN MẪU LỚP 11 BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT BIỂU LỘ SỰ CHÁN GHÉT CỦA MỘT NGƯỜI TRÍ THỨC ĐỐI VỚI CON ĐƯỜNG DANH LỢI TẦM THƯỜNG ĐƯƠNG THỜI VÀ NIỀM KHÁT KHAO THAY ĐỔI CUỘC SỐNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ – Cao Bá Quát là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, được người đương thời tôn là Thánh Quát. – Cao Bá Quát có khoảng 1353 bài thơ và 21 bài văn chữ Hán. Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến nhà Nguyễn trì trệ bảo thủ, đồng thời chứa đựng tư tưởng khai sáng tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội phong kiến Việt Nam giữa thế kỉ XIX, khi mà đất nước ta đang có nguy cơ bị các nước phương Tây xâm chiếm. – Năm 1831, Cao Bá Quát đỗ cử nhân tại trường thi Hà Nội. Sau đó, nhiều lần ông vào kinh đô Huế thi Hội nhưng không đỗ. Tác giả đã quan sát được những cồn cát trắng mênh mông trải dài khi đi qua các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. – Bài ca ngắn đi trên cát có thể được hình thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi. Nhà thơ đã mượn hình ảnh người đi trên cát khó nhọc, để “biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức- đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khát khao thay đổi cuộc sống” của mình. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Bài ca ngắn đi trên cát biểu lộ sự chán ghét đối với con đường danh lợi tầm thường. a) Hình ảnh bãi cát trong bài thơ: Hình ảnh bãi cát mang hai nghĩa: nghĩa tả thực và nghĩa tượng trưng: – Nghĩa tả thực: Hình ảnh những cồn cát miền Trung đã sớm đi vào thơ ca. Nhà thơ Nguyễn Du cũng đã viết về những cồn cát: “Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”. Và Cao Bá Quát lại cho ta thấy được những cồn cát mênh mông của mảnh đất miền Trung qua những câu thơ tả cảnh: Bãi cát lại bãi cát dài, Đi một bước như lùi một bước. Mặt trời đã lặn chưa dừng được, Lữ khách trên dường nước mắt rơi. Với điệp từ “bãi cát” cộng thêm từ “lại” mang nghĩa khẳng định, câu thơ cho ta thấy nhiều bãi cát nối liền nhau như chạy tít tắp tận chân trời. Rõ ràng, miền Trung, nhất là hai tỉnh Quảng Bình và Quảng
đang nạp các trang xem trước