tailieunhanh - Xác định nồng độ boron ở trạng thái tới hạn của lò phản ứng hạt nhân OPR 1000 bằng hệ Cosi OPR1000

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu, đo đạc hàm lượng boron để lò OPR1000 đạt trạng thái tới hạn trong các trường hợp ARO, ARI SB, ARI R1, R5 trên cơ sở sử dụng phương pháp chia đôi trong việc điều chỉnh nồng độ Boron. Mô phỏng thực nghiệm tiến hành trên hệ mô phỏng lõi lò phản ứng OPR1000 (CoSi OPR1000). Kết quả thu được tương đồng cho cả 4 trường hợp khi so sánh số liệu vận hành của Nhà máy điện hạt nhân sử dụng lò phản ứng OPR1000. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ T6- 2016 Xác định nồng độ boron ở trạng thái tới hạn của lò phản ứng hạt nhân OPR 1000 bằng hệ Cosi OPR1000 Nguyễn An Sơn Trần Trung Nguyên Trần Quốc Tuấn Lý Quang Cường Trường Đại học Đà Lạt Lê Thị Hà Lan Trường THPT Trần Phú, Đà Lạt Văn Lê Quang Trường trung cấp nghề Ninh Hòa, Đà Lạt (Nhận bài ngày 22 tháng 07 năm 2016, đăng bài ngày 21 tháng 11 năm 2016) TÓM TẮT Trong vận hành nhà máy điện hạt nhân, việc điều chỉnh công suất là cần thiết. Khi thay đổi công suất, quá trình phản ứng phân hạch trong lò phản ứng sẽ thay đổi theo. Các phương pháp thường sử dụng trong việc thay đổi công suất của nhà máy điện khi vận hành gồm: thay đổi nồng độ boron, thay đổi vị trí các nhóm thanh điều khiển, và kết hợp thay đổi nồng độ boron và điều khiển nhóm thanh điều khiển. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu, đo đạc hàm lượng boron để lò OPR1000 đạt trạng thái tới hạn trong các trường hợp ARO, ARI SB, ARI R1, R5 trên cơ sở sử dụng phương pháp chia đôi trong việc điều chỉnh nồng độ Boron. Mô phỏng thực nghiệm tiến hành trên hệ mô phỏng lõi lò phản ứng OPR1000 (CoSi OPR1000). Kết quả thu được tương đồng cho cả 4 trường hợp khi so sánh số liệu vận hành của Nhà máy điện hạt nhân sử dụng lò phản ứng OPR1000. Từ khóa: nồng độ boron, Lò OPR1000, Hệ Cosi OPR1000 MỞ ĐẦU Thập niên 50 của thế kỷ XX là thời điểm khởi đầu của điện hạt nhân thương mại trên thế giới. Cho đến nay, điện hạt nhân cung cấp khoảng 11 % nguồn năng lượng trên toàn cầu [1]. Hơn 60 năm sử dụng, điện hạt nhân được đánh giá là nguồn năng lượng to lớn, sạch và gần như vô tận. Từ những năm 1980, Hàn Quốc bắt đầu triển khai chương trình nội địa hóa thiết bị nhà máy điện hạt nhân. Từ năm 1984 và kéo dài 10 năm sau đó, có 7 lò phản ứng hạt nhân loại nước áp lực PWR (Pressurized Water Reactor) được xây dựng theo Tiêu chuẩn hạt nhân Hàn Quốc [2]. Mục đích nội địa hóa mà Hàn Quốc đặt ra là chủ động công nghệ, tăng hiệu suất sử dụng và giảm thiểu ảnh hưởng môi trường.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.