tailieunhanh - Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

Bài thơ thể hiện sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường nhưng đó cũng chính là tiếng nói phê phán chế độ phong kiến nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ. Đồng thời qua đó, chúng ta thấy được hiện thực của xã hội thời Nguyễn và thân phận của lớp nho sĩ cuối mùa đang bế tắc chưa tìm được lối thoát. | VĂN MẪU LỚP 11 GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT BÀI MẪU SỐ 1: I TÁC GIẢ CAO BÁ QUÁT II GIÁ TRỊ NỘI DUNG 1 Nghĩa tả thực và nghĩa biểu tượng của hình tượng người đi trên cát - Nghĩa thực của bài thơ là hình ảnh người đi trên bãi cát mà tác giả có thể đã từng chứng kiến, đã từng trải qua trên hành trình đi thi Hội, thi Đình từ Hà Nội vào Huế, qua các tỉnh miền Trung Quảng Bình, Quảng Trị. Dải đất hẹp này có nhiều bãi cát trắng mênh mông, bằng mắt thường có thể nhìn thấy một phía là dãy núi Trường Sơn, một phía là biển Đông. Vì vậy hình ảnh bãi cát dài, núi muôn trùng, sóng dào dạt là những hình ảnh có thực đã gợi ý tác giả sáng tác bài thơ. - Tuy nhiên, hình ảnh không dừng lại ở nghĩa tả thực, nghĩa cụ thể mà đã được nâng lên tầm khái quát, mang ý nghĩa biểu tượng. + Hình ảnh người đi trên bãi cát gian nan, vất vả “đi một bước như lùi một bước” mà con đường vẫn mờ mịt phía trước mang ý nghĩa biểu tượng về con người vất vả, gian nan trên con đường thi cử, làm quan, rộng hơn là con đường đời mịt mù, bế tắc. + Cũng có cách hiểu cho rằng trong hoàn cảnh Cao Bá Quát viêt bài thơ này thì hình ảnh “cùng đồ” còn mang ý nghĩa tượng trưng cho con đường bê tắc của xã hội. 2. Tầm nhìn và nhân cách của Cao Bá Quát - Qua tâm trạng bi phẫn và thất vọng của nhân vật trữ tình trong bài thơ, có thể thấy Cao Bá Quát đã nhận ra sự bảo thủ, lạc hậu của chế độ khoa cử nói riêng, chế độ nhà Nguyễn nói chung. Người trí thức hoài nghi và chán nản, bế tắc trước con đường công danh truyền thông. Câu hỏi như tự vấn: “Anh đứng làm chi trên bãi cát?” đã thôi thúc họ Cao cần phải làm được việc gì lớn lao hơn, có ích hơn cho đời. Phải chăng vì vậy mà Cao Bá Quát đã đến với cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn? - Qua bài ca ngắn đi trên bãi cát, người đọc thấy dược nhân cách cao đẹp cúa người anh hùng họ Cao. Ông chán ghét và phê phán những kẻ bon chen trên con đường danh lợi. Ông tự vấn đồng thời cũng tư thức tỉnh bản thân trước con đường khoa cử đã lỗi .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN