tailieunhanh - Bài học nhân sinh rút ra từ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát
Bài học nhân sinh rút ra từ hai tác phẩm "Bài ca ngất ngưỡng" và "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" của hai bậc tài nhân là những “đóa sen nở rộ” trong lịch sử văn học bởi tính sáng tạo, mới mẻ rất con người, rất đời thường và cũng rất đẹp đẽ, thanh cao. Ý thức về nhân cách con người đã giúp hai nhà nho vượt lên trên tất cả thói thường – những suy nghĩ nề nếp, bảo thủ để vươn lên tầm cao mới. | VĂN MẪU LỚP 11 BÀI HỌC NHÂN SINH RÚT RA TỪ BÀI THỜ BÀI CA NGẤT NGƯỠNG CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ VÀ BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT CỦA CAO BÁ QUÁT Văn học trung đại Việt Nam để lại dấu ấn khó quên trong lòng bạn đọc với những tinh hoa của thời đại như danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, đại thi hào dân tộc Nguyễn có lẽ chúng ta sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến cụ Trứ tài danh và Thánh Quát nổi tiếng một thuở đăng đàn. Ông Hi Văn và bậc Cúc Đường là những nhà thơ tài năng và bản lĩnh. Tác phẩm mà những nhà nho để lại cho đời khá lớn, nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là Bài ca ngất ngưởng và Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca). Hai tác phẩm là sự nổi dậy của cái tôi hiếm thấy trong văn học trung đại Việt Nam. Cái tôi đó chính là bản ngã của mỗi con người. Trong văn học cái tôi tạo nên cá tính riêng, nét độc đáo và mới lạ trong mỗi một tác phẩm. Văn học trung đại chịu sự chi phối của những quan niệm “ văn dĩ tải đạo”, “ thi dĩ ngôn chí”, những đề tài cao cả trang trọng, nên bóng dáng cái tôi nằm khuất trong hai chữ “phi ngã”. Bởi lẽ, xã hội phong kiến với quan niệm “ khắc kỉ phục lễ” – cộng đồng, tập thể được đề cao, con người phải che dấu những cảm xúc riêng tư, nhường lại cho cộng đồng phát triển. Thế nhưng, Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ ) và Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Cao Bá Quát) lại đi ngược “ phong thái” chung của xã hội – dám đề cao cái tôi riêng tư. Hướng đi đó đã tạo nên một bước đột phá mới cho thời kì văn học trung đại. Đi ngược tinh thần chung, không có nghĩa hai nhà nho đã khiến mình trở nên biệt lập, lạc lỏng, bởi. Bài ca ngất ngưởng được Nguyễn Công Trứ sáng tác sau gần 30 năm làm quan ( 1819 – 1848) dưới triều Nguyễn. Bài ca ngắn đi trên bãi cát ra đời khi Cao Bá Quát đang trên đường vào Huế dự thi. Hai bài thơ tuy ra đời trong hoàn cảnh khác nhau, nhưng hai hồn thơ riêng biệt lại gặp nhau cùng một suy nghĩ, đó chính là vai trò, trách nhiệm của kẻ làm trai đối với đất nước. Trong Bài ca ngất ngưởng Nguyễn Công Trứ khẳng định “ Vũ trụ nội mạc phi
đang nạp các trang xem trước