tailieunhanh - Nghiên cứu chế tạo vật liệu compozit trên cơ sở hỗn hợp Hdpe-lldpe và tro bay ở trạng thái nóng chảy
Nghiên cứu ứng dụng FA trong sản xuất vật liệu compozit trên nền polime còn khá mới mẻ [7]. Việc sử dụng FA để chế tạo compozit nền PE không chỉ tạo ra một loại vật liệu mới mà còn có tác dụng giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, do sự khác nhau về cấu tạo, cấu trúc và bản chất hoá học nên PE và FA khó tương hợp, dễ tách pha. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 48, số 5, 2010 Tr. 97-104 NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOZIT TRÊN CƠ SỞ HỖN HỢP HDPE-LLDPE VÀ TRO BAY Ở TRẠNG THÁI NÓNG CHẢY THÁI HOÀNG, NGUYỄN VŨ GIANG, ĐỖ QUANG THẨM, NGUYỄN THÚY CHINH 1. MỞ ĐẦU Polyetylen (PE) là một polime nhiệt dẻo rất quan trọng, được chế tạo từ nguồn nguyên liệu hóa dầu. Trong năm 2007, nhựa PE được tiêu thụ với khối lượng lớn nhất trên thế giới, công suất PE toàn cầu đạt 78 triệu tấn [1]. PE có nhiều ưu điểm nổi trội như mềm dẻo, độ bền kéo cao, ít thấm khí và hơi nước, độ bền hóa học cao, giá rẻ, do đó, nó được sử dụng nhiều trong công nghiệp và đời sống. Nó được ứng dụng chủ yếu để sản xuất các đường ống nước, bọc cách điện dây dẫn, màng bao bì, hộp đựng thực phẩm [2]. Tro bay (FA) là phần mịn nhất của tro xỉ than và được thu hồi tại bộ phận khí thải ở các nhà máy nhiệt điện. Nó thường có dạng hình cầu với kích thước cỡ micromet [3, 4]. Thành phần hoá học của FA chủ yếu là hỗn hợp của các oxit vô cơ như SiO2, Al2O3, Fe2O3, TiO2, MgO, CaO, K2O [5]. Hàm lượng cacbon trong FA nhỏ hơn 4 %. Theo ước tính của Viện Nghiên cứu than thế giới năm 2007, lượng FA của toàn thế giới là 71,7 triệu tấn [3]. Ở nước ta hàng năm, các nhà máy nhiệt điện thải ra khoảng 1,3 triệu tấn FA và dự kiến vào năm 2010 là khoảng 2,3 triệu tấn [6]. Việc sử dụng FA mới bắt đầu trong quá trình sản xuất chất kết dính và bê tông xây dựng với khối lượng rất hạn chế. Nghiên cứu ứng dụng FA trong sản xuất vật liệu compozit trên nền polime còn khá mới mẻ [7]. Việc sử dụng FA để chế tạo compozit nền PE không chỉ tạo ra một loại vật liệu mới mà còn có tác dụng giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, do sự khác nhau về cấu tạo, cấu trúc và bản chất hoá học nên PE và FA khó tương hợp, dễ tách pha. Vì vậy, để tăng cường khả năng tương hợp và trộn hợp của PE với FA người ta thường biến tính FA. Sau khi xử lí bề mặt và biến tính FA bằng các hợp chất hữu cơ như các ankyl silan, FA trở nên ưa hữu cơ hơn, trộn lẫn và bám dính vào polime tốt hơn, các
đang nạp các trang xem trước