tailieunhanh - Nét mới trong việc miêu tả cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại qua tác phẩm Số phận con người - Sô Lô Khốp

"Số phận con người" là truyện ngắn kể chân thực về một con người bình thường. Cái mới trong truyện ngắn Số phận con người trước hết thể hiện ở cách nhìn nhận của tác giả về chiến tranh. Sô-lô-khốp không nhìn nhận, đánh giá chiến tranh một cách cứng nhắc theo quan điểm một chiều mà ông dũng cảm, táo bạo nhìn thẳng vào sự thật khắc nghiệt của nó liên quan trực tiếp tới đời sống mọi mặt của con người. Quan điểm của Sô-lô-khốp là: Nói với bạn đọc một cách trung thực, nói cho mọi người biết sự thật – đôi khi khắc nghiệt để củng cố trong lòng người niềm tin ở tương lai. Để cảm nhận nét mới trong việc miêu tả cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại qua tác phẩm Số phận con người, mời bạn đọc tham khảo tài liệu. | VĂN MẪU LỚP 12 NÉT MỚI TRONG VIỆC MIÊU TẢ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC VĨ ĐẠI QUA TÁC PHẨM SỐ PHẬN CON NGƯỜI - SÔ LÔ KHỐP Nhà văn Sô-lô-khốp tên họ đầy đủ là Mi-khai-in A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô-khốp (19051984), quê ở tỉnh Rô-xtốp trên vùng thảo nguyên sông Đông, ông là nhà văn lỗi lạc của Liên bang Xô viết và của thế giới thế kỉ XX, được vinh dự trao tặng Giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1965. Bằng tình yêu quê hương đất nước thiết tha, sâu đậm, Sô-lô-khốp đã viết nên bộ tiểu thuyết Sông Đông êm đềm nổi tiếng, được Giải thưởng quốc gia và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Cuộc chiến tranh vệ quốc của Liên bang Xô viết chống phát xít Đức xâm lược bùng nổ, Sôlô-khốp tham gia với tư cách là một phóng viên mặt trận. Ông đã tận mắt chứng kiến những cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt và anh dũng của Hồng quân cùng nhân dân Liên Xô và càng thêm yêu mến, cảm phục phẩm chất tốt đẹp, cao quý của người Nga. Chiến tranh kết thúc sau chiến dịch Hồng quân tấn công như vũ bão vào tận sào huyệt của phát xít Đức ở BécLin. Hòa bình lập lại, vấn đề thu hút sự quan tâm hàng đầu của nhà văn Sô-lô-khốp chính là cuộc sống của nhân dân Nga với những điều bức thiết trước mắt cùng với bao hậu quả nhức nhối do chiến tranh để lại. Truyện ngắn Số phận con người được nhà văn nghiền ngẫm hàng chục năm trời, nhưng cho đến năm 1957 mới ra mắt bạn đọc trong hoàn cảnh đất nước và nền văn học Xô viết đòi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ. Tác phẩm này được đánh giá là mốc son của văn học Nga hiện đại bởi nội dung tư tưởng thấm đẫm tính nhân văn cao cả, thể hiện cách nhìn nhận cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện của Sô-lô-khốp. Ông đã mạnh dạn nói lên sự thật, cho dù đó là sự thật phũ phàng, cay đắng, để từ đó khẳng định và ca ngợi bản chất dũng cảm, kiên cường, nhân hậu đặc biệt của người Nga. Cái mới trong truyện ngắn Số phận con người trước hết thể hiện ở cách nhìn nhận của tác giả về chiến tranh. Sô-lô-khốp không nhìn nhận, đánh giá chiến tranh một cách cứng nhắc, đơn thuần theo quan điểm một