tailieunhanh - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 lần 1 - THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang - Mã đề 124

Để giúp cho học sinh đánh giá lại kiến thức đã học của mình sau một thời gian học tập. Mời các bạn tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 lần 1 - THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang - Mã đề 124 để đạt được điểm cao trong kì thi sắp tới. | SỞ GD & ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 04 trang, 40 câu trắc nghiệm) BÀI THI: KHOA HỌC XÃ HỘI - THPT Phân môn: LỊCH SỬ 12 Thời gian làm bài: 50 phút; (Không kể thời gian phát đề) NĂM HỌC 2017 - 2018 Họ, tên thí sinh: SBD: Phòng thi: (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Mã đề thi 124 Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu trong đầu thập niên 90 (thế kỉ XX)? A. Sự chống phá của các thế lực thù địch. B. Khi cải tổ lại mắc phải sai lầm. C. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học kĩ thuật. D. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí. Câu 2: Điểm mới trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là A. tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực thu lợi nhuận cao. B. chú trọng vơ vét tài nguyên thiên nhiên. C. đầu tư vào hai ngành đồn điền cao su và khai thác mỏ. D. đầu tư vào giao thông vận tải và ngân hàng. Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng về kết quả của phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ ở các nước Mĩ Latinh? A. Xóa bỏ chính quyền độc tài thân Mĩ, thiết lập các chính phủ dân tộc dân chủ. B. Thiết lập các chính phủ mới, thi hành chính sách chống lại Mĩ. C. Tất cả các nước đều được độc lập và trở thành các nước công nghiệp mới. D. Thành lập các chính phủ liên hiệp bao gồm cả Mĩ và người bản xứ. Câu 4: Vì sao nhà Nguyễn không kiên quyết chống Pháp mà luôn thỏa hiệp bằng việc kí kết các điều ước? A. Sợ mất quyền lợi dân tộc. B. Hoang mang, dao động. C. Sợ mất quyền lợi giai cấp. D. Lực lượng của Pháp quá mạnh. Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Mĩ trở thành cường quốc kinh tế và quân sự, muốn thiết lập trật tự đơn cực. B. do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc. C. Liên Xô giúp đỡ các nước thuộc địa đấu tranh giành độc lập thu hẹp hệ thống thuộc địa của .