tailieunhanh - Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu
Năm 1904, Phan Bội Châu cùng các đồng chí của mình lập ra Duy Tân hội. Năm 1905, hội chủ trương đưa thanh niên ưu tú sang Nhật Bản học tập để chuẩn bị lực lượng nồng cốt cho cách mạng và tranh thủ sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài. Trước lúc lên đường, ông đã làm bài thơ Xuất dương lưu biệt để từ giã bạn bè, đồng chí. Để hiểu rõ hơn về bài thơ mời các bạn tham khảo bài văn mẫu "Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu". | VĂN MẪU LỚP 11 11 BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH BÀI THƠ LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG CỦA PHAN BỘI CHÂU BÀI MẪU SỐ 1: Phan Bội Châu (1867 – 1940) tên thật là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam, người làng Đan Nhiệm, nay là xã Nam Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, tận mắt chứng kiến sự thất bại của phong trào cần Vương chống Pháp. Chế độ phong kiến suy tàn kéo theo sự sụp đổ của cả một hệ thống tư tưởng phong kiến già cỗi, lỗi thời. Tình hình đó đặt ra cho các chí sĩ yêu nước một câu hỏi lớn: Phải cứu nước bằng con đường nào? Trong không khí u ám bao trùm khắp đất nước thời đó, những tia sáng hi vọng hé rạng qua nguồn sách Tân thư truyền bá tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản của phương Tây với nội dung khác hẳn với các sách thánh hiền thuở trước. Người ta có thể tìm thấy ở đó những gợi ý hấp dẫn về một con đường cứu nước mới, những viễn cảnh đầy hứa hẹn cho tương lai. Vì thế, các nhà Nho tiên tiến của thời đại như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã tiên phong dấn bước, bất chấp nguy hiểm, gian lao. Phan Bội Châu là một trong những chí sĩ yêu nước đầu tiên mở ra con đường cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Mặc dù sự nghiệp không thành, nhưng ông mãi mãi là tấm gương sáng chói về lòng yêu nước thiết tha và ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất. Sinh thời, Phan Bội Châu không coi văn chương là mục đích của cuộc đời mình nhưng trong quá trình hoạt động cách mạng, ông đã chủ động nắm lấy thứ vũ khí tinh thần sắc bén ấy để tuyên truyền, cổ động, khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào ta. Năng khiếu văn chương, bầu nhiệt huyết sôi sục cùng sự từng trải trong bước đường cách mạng là cơ sở để Phan Bội Châu trở thành một nhà văn, nhà thơ lớn với những tác phẩm xuất sắc như: Việt Nam vong quốc sử (1905), Hải ngoại huyết thư (1906), Ngục trung thư (1914), Trùng Quang tâm sử (1913 -1917), Phan Bội Châu niên biểu (1929) Năm 1904, ông cùng các đồng, chí của mình lập ra Duy Tân hội. Năm 1905, hội chủ trương
đang nạp các trang xem trước