tailieunhanh - Cảm nhận về bài thơ Hầu Trời của thi sĩ Tản Đà

Bài thơ cho ta thấy Tản Đà - một trí tưởng tượng phong phú, một vốn từ ngữ giàu có, nhất là khi ông nói về Trời, về các chư tiên và cách sống của họ. Đoạn thơ nói về cuộc đọc văn và bình văn, về ngôn ngữ đối thoại giữa văn sĩ với Trời và các chư tiên được kể lại rất sinh động và lí thú. Mời các em cùng tham khảo. | VĂN MẪU LỚP 11 CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ HẦU TRỜI CỦA THI SĨ TẢN ĐÀ Bài thơ cho ta thấy Tản Đà có một trí tưởng tượng phong phú, một vốn từ ngữ giàu có, nhất là khi ông nói về Trời, về các chư tiên và cách sống của họ. Đoạn thơ nói về cuộc đọc văn và bình văn, về ngôn ngữ đối thoại giữa văn sĩ với Trời và các chư tiên được kể lại rất sinh động và lí thú. Hầu Trời Tản Đà Đêm qua chẳng biết có hay không Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mộng Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể! Tiếng gà xao xác, tiếng người dậy Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi. Một năm ba trăm sáu mươi đêm. Sao được đêm đêm lên hầu Trời! Theo Tuyền tập Tàn Đà NX8 Văn học Hà Nội. 1982 Bài thơ "Hầu Trời" của Tản Đà có sự khác biệt về số câu ở hai văn bản. Bản do Nguyễn Nghiệp sưu tầm, tuyển chọn - Nhà xuất bản Văn học, 1982 có 120 câu. Bản do Nguyễn Khắc Xướng sưu tập, chú thích - Nhà xuất bản Văn học, 1986 chỉ có 114 câu. Chúng tôi theo bản thứ nhất. "Hầu Trời" là một bài thơ rất đặc sắc và độc đáo; độc đáo ở thi đề, độc đáo cảm hứng, độc đáo ở nội dung bài thơ. "Hầu Trời" được viết theo thể thơ thất ngôn trường thiên, bên cạnh những khổ thơ bốn câu, tác giả đan xen vào những đoạn thơ sáu câu, mười câu, mười hai câu. mang dáng dấp một bài hành nhỏ. Câu trúc đa dạng ấy đã mở ra một không gian nghệ thuật để Tản Đà bộc lộ cái tôi của mình, và cho nó "tung hoành" nơi Thiên môn đế khuyết. Phần đầu bài thơ kể chuyện lúc canh ba, thi sĩ ngâm thơ nơi hạ giới, tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà", đã "làm Trời mất ngủ.". Trời bực mình bèn sai hai cô tiên bay xuống triệu chàng thi sĩ lên Thiên môn. Bốn câu thơ mở đầu, Tản Đà dùng bốn chữ "thật" để khẳng định đó là một chuyện thật đã xảy ra "sướng lạ lùng!". Trong bài "Tìm hiểu Tản Đà", thi sĩ Xuân Diệu viết: "Bài "Hầu Trời", tôi phục nhất đoạn mở: Đêm qua chẳng biết có hay không Chằng phải hoảng hốt không mơ mộng Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể! Thật được lên tiên - sướng lạ lùng! Vào đột ngột cứu đầu cũng ra vẻ đặt vấn đề cho nó khách quan, nghi ngờ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.