tailieunhanh - Bình giảng khổ thơ 5 trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

Tiếng hát con tàu là bài thơ được sáng tác từ một sự kiện kinh tế - xã hội: cuộc vận động nhân dân đi xây dựng vùng kinh tế mới vào năm 1960. Tiếng lòng được nâng lên thành một triết lí đẹp: Hạnh phúc khi được gặp lại nhân dân được Chế Lan Viên gửi gắm qua từng dòng thơ trong khổ thơ 5 của bài thơ. Với lối xây dựng hình ảnh mới lại, với lối so sánh giản dị nhưng sâu sắc, Chế Lan Viên đã hướng người đọc đến một quy luật có tính phổ quát: trở về với nhân dân là con đường tất yếu. Nó phù hợp với quy luật của tự nhiên cũng như phù hợp với đạo lí tình cảm con người. Mời bạn đọc tham khảo tài liệu để cảm nhận rõ hơn khổ thơ 5 trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên. | VĂN MẪU LỚP 12 BÌNH GIẢNG KHỔ THƠ 5 TRONG BÀI TIẾNG HÁT CON TÀU CỦA CHẾ LAN VIÊN BÀI MẪU SỐ 1: Đoạn thơ trên đây của Chế Lan Viên là một tiếng lòng được nâng lên thành một triết lí đẹp: Hạnh phúc khi được gặp lại nhân dân. Bốn câu thơ, câu nào cũng có hình ảnh đẹp, mới lạ biểu lộ một cá tính sáng tạo sắc sảo, tài hòa. Qua đó, ta mới thấm thía như một nhà thơ lớn phương Tây đã nói: “Câu thơ đẹp phải là câu thơ nói được một tình cảm đẹp”. Đóa hoa sen mặt đất tỏa hương trời Hương nhân ái thấm vào hồn ta mãi. Tôi cũng vô cùng thú vị mỗi lần nghe ai đó nhắc lại đoạn thơ này của ông: Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng. Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. Năm 1960, tập thơ Ánh sáng và phù sa ra đời, một bước tiến mới về tư tưởng và nghệ thuật của Chế Lan Viên. Bài thơ Tiếng hát con tàu nói lên tình yêu Tây Bắc và khát vọng lên đường đi đến mọi chân trời mơ ước để hiến dâng và sáng tạo. Bài thơ gồm có 3 phần: 1Tiếng gọi lên đường; 2- Nỗi nhớ Tây Bắc; 3- Khúc hát lên đường. Đây là khổ thơ thứ 5 trích trong phần 2 bài Tiếng hát con tàu nói lên niềm hạnh phúc to lớn được gặp lại nhân dân: Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Tư tưởng gặp lại nhân dân là một tư tường đẹp. Tư tưởng ấy được cụ thể hóa. hình tượng hóa bằng năm hình ảnh ẩn dụ so sánh vừa mới lạ, vừa giàu chất thơ Câu thơ “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ” là một so sánh độc đáo. Mùa đông tàn tạ. đàn nai đi kiếm ăn ở rừng xa. Nay mùa xuân đến, đàn nai trở về “suối cũ” mảnh đất đã bao đời gắn bó thân thiết yêu thương. “Nai về suối cũ” là sự thể hiện tình nghĩa thủy chung ở đời như “con gặp lại nhân dân”, được sống trong lòng nhân dân. Một chữ “con” dùng rất tinh tế, đã thể hiện một tình cảm chân thành, ấm áp. Đọc lên, ai cũng cảm thấy có mình trong đó. Câu thơ “Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa” mở ra trong lòng ta bao liên tướng

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.