tailieunhanh - Hệ điều hành Linux - Bài 2: Lập trình C trên Linux

Nội dung của tài liệu trình bày về chương trình trên Linux, các tập tin tiêu đề (header), các tập tin thư viện, thư viện liên kết trên trên Linux, thư viện liên kết tĩnh và thư viện liên kết động, nội dung của bài thực hành số 2, viết chương trình C in ra màn hình các số nguyên từ 0 đến 9, viết chương trình cộng và nhân 2 số nguyên sử dụng thư viện liên kết tĩnh, viết chương trình cộng và nhân 2 số nguyên sử dụng thư viện liên kết động và một số bài tập thêm. | Bài 2: LẬP TRÌNH C TRÊN LINUX I. Lý thuyết 1. Chương trình trên Linux - Để có thể viết chương trình trên Linux, chúng ta cần phải nắm rõ 1 số vị trí tài nguyên để xây dựng chương trình như trình biên dịch, tập tin thư viện, các tập tin tiêu đề (header), các tập tin chương trình sau khi biên dịch, - Trình biên dịch gcc thường được đặt trong thư mục /usr/bin hoặc /usr/local/bin (kiểm tra bằng lệnh which gcc). Tuy nhiên, khi biên dịch, gcc cần đến rất nhiều tập tin hỗ trợ nằm trong những thư mục khác nhau như những tập tin tiêu đề (header) của C thường nằm trong thư mục /usr/include hay /usr/local/include. Các tập tin thư viện liên kết thường được gcc tìm trong thư mục /lib hoặc /usr/local/lib. Các thư viện chuẩn của gcc thường đặt trong thư mục /usr/lib/gcc-lib. Chương trình sau khi biên dịch ra tập tin thực thi (dạng nhị phân) có thể đặt bất cứ vị trí nào trong hệ thống. 2. Các tập tin tiêu đề (header) - Các tập tin tiêu đề trong C thường định nghĩa hàm và khai báo cần thiết cho quá trình biên dịch. Hầu hết các chương trình trên Linux khi biên dịch sử dụng các tập tin tiêu đề trong thư mục /usr/include hoặc các thư mục con bên trong thư mục này, ví dụ: /usr/include/sys. Một số khác được trình biên dịch dò tìm mặc định như /usr/include/X11 đối với các khai báo hàm lập trình đồ họa X-Window, hoặc /usr/include/g++-2 đối với trình biên dịch GNU g++. Tuy nhiên, nếu chúng ta có các tập tin tiêu đề của riêng mình trong một thư mục khác thư mục mặc định của hệ thống thì chúng ta có thể chỉ rõ tường minh đường dẫn đến thư mục khi biên dịch bằng tùy chọn –I, ví dụ: $ gcc –I/usr/mypro/include –otest - Khi chúng ta sử dụng một hàm nào đó của thư viện hệ thống trong chương trình C, ngoài việc phải biết khai báo nguyên mẫu của hàm, chúng ta cần phải biết hàm này được định nghĩa trong tập tin tiêu đề nào. Trình man sẽ cung cấp cho chúng ta các thông tin này rất chi tiết. Ví dụ, khi dùng man để tham khảo thông tin về hàm kill(), chúng ta sẽ thấy rằng cần phải khai báo 2 .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.