tailieunhanh - Thành phần loài cá thuộc bộ cá nheo (siluriformes) ở hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia tỉnh Quảng Nam

Bài viết góp phần đánh giá về những giá trị sinh học của khu vực nghiên cứu, trong bài báo này chúng tôi công bố danh lục thành phần loài cá thuộc bộ cá Nheo (Siluriformes) mà mẫu vật đã được thu thập từ tháng 10/2005 đến tháng 8/2009 trên toàn bộ hệ thông sông Thu Bồn, Vu Gia. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 48, số 3, 2010 Tr. 59-62 THÀNH PHẦN LOÀI CÁ THUỘC BỘ CÁ NHEO (SILURIFORMES) Ở HỆ THỐNG SÔNG THU BỒN – VU GIA TỈNH QUẢNG NAM VŨ THỊ PHƯƠNG ANH, VÕ VĂN PHÚ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia có diện tích lưu vực là km2, chiếm trên 80% diện tích toàn tỉnh Quảng Nam, là một trong 9 hệ thống sông lớn của cả nước và là hệ thống sông lớn của khu vực miền Trung, với chiều dài sông chính 205 km [8]. Chúng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam. Hạ lưu sông ở vùng đồng bằng, sông chảy quanh co với nền địa chất không ổn định, thường xuyên xảy ra xói lở ven bờ và tình trạng khai thác quá mức đã làm ảnh hưởng đến sinh thái, phân bố các nhóm cá trên sông. Để góp phần đánh giá về những giá trị sinh học của khu vực nghiên cứu, trong bài báo này chúng tôi công bố danh lục thành phần loài cá thuộc bộ cá Nheo (Siluriformes) mà mẫu vật đã được thu thập từ tháng 10/2005 đến tháng 8/2009 trên toàn bộ hệ thông sông Thu Bồn, Vu Gia. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Việc thu mẫu được tiến hành bằng cách đánh bắt trực tiếp cùng với ngư dân, mua mẫu cá của các ngư dân ở địa điểm nghiên cứu, đặt các bình có pha sẵn hóa chất định hình để nhờ các hộ ngư dân khai thác thủy sản trên sông thu thập thường xuyên trong thời gian nghiên cứu. Sau đó thu mẫu cá tại ngư dân mỗi tháng một lần. Mua và kiểm tra mẫu cá ở các chợ xung quanh khu vực nghiên cứu. - Mẫu được định hình trong dung dịch formol 10%, bảo quản trong dung dịch formol 4% và được lưu giữ tại phòng thí nghiệm bộ môn Tài nguyên – Môi trường, khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. - Định loại các loài cá bằng phương pháp so sánh hình thái theo các khóa phân loại lưỡng phân và mô tả của Vương Dĩ Khang (1963) [3], Mai Đình Yên (1978, 1992) [6, 7], Nguyễn Khắc Hường (1991, 1993), Nguyễn Nhật Thi (1991, 1994, 2000), Trần Thị Thu Hương và Trương Thủ Khoa (1993), W. J. Rainboth (1996) [10], Kotellat (2001) [11], Nguyễn Văn Hảo (2001, 2005) [4, 5].

TỪ KHÓA LIÊN QUAN