tailieunhanh - Đề tài: Mục tiêu và sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh lạnh

Tiểu luận gồm có 2 phần: Phần 1 - Cơ sở hoạch định chiến lược đối ngoại và phần 2: - Thực trạng điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ. Mời các bạn tham khảo! | Quan điểm về vũ khí hạt nhân trong chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ cũng đã thay đổi cơ bản. Sử dụng vũ khí hạt nhân không còn là quân sự cuối cùng khi bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân, mà đã trở thành vũ khí tiến công chiến thuật để đáp trả nguy cơ bị tấn công bằng các loại vũ khí khác như vũ khí sinh học và hoá học. Các tổ chức khủng bố cũng đã trở thành mục tiêu tấn công của Mỹ bằng vũ khí hạt nhân. Chính sách hạt nhân mới cuả Mỹ đã đi ngược với những quy định cơ bản trong hiệp ước quốc tế về không phổ biến về vũ khí hạt nhân. Ngày 17-12-2002 tổng thống còn tuyên bố bắt đầu triển khai các tên lửa đánh chặn đầu tiên trong hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia NMD vào năm 2004. Những thay đổi trong chiến lược an ninh của Mỹ trong năm 2002 đã tạo điều kiện cho đảng cộng hoà của tổng thống Mỹ Bush giành thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ. Vỡ nó đỏnh đỳng tâm lý của cử tri Mỹ là “cần được bảo vệ bằng mọi giỏ” nhưng cũng chính quan điểm an ninh mới này theo đó đánh động quyền tự do bảo vệ với quyền tấn công nước khác, đồng thời đẩy mạnh an ninh và hoà bình thế giới tới gianh giới nguy hiểm nhất. Nhưng cái cớ mà Mỹ không ngớt rêu rao rằng : Iraq tích trữ vũ khí hủy diệt, đe doạ an ninh thế giới, rằng chính quyền cấu kết với các tổ chức khủng bố như Al-Queda đã không hề thuyết phục được hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và hầu hết 200 quốc gia trong cộng đồng quốc chiến tranh mà Mỹ đã tiến hành với Iraq nằm trong mục tiêu chiến lược đã được xác lập: Khẳng định quyền bá chủ thế giới không ai có thể cạnh tranh mà Mỹ đã làm, thiết lập trật tự tại Trung Đông theo sự sặp đặt của Mỹ, đồng thời là đòn răn đe đối với bất cứ quốc gia nào không tuân theo cây gậy chỉ huy của “ siêu cường”. Hiện nay, chi phí quân sự của Mỹ chiếm 40% ngân sách quân sự toàn thế giới. Chiến tranh Iraq dự kiến Mỹ đã tiêu phí hết hơn 100 tỉ USD.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN