tailieunhanh - Phân tích tình hình trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017

Phân tích tình hình trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 là một báo cáo dựa trên quyền và tập trung vào các vấn đề công bằng nhằm cung cấp bằng chứng về tình hình và xu hướng thực hiện quyền trẻ em. Báo cáo cũng cung cấp phân tích nguyên nhân của các thiếu hụt và sự khác biệt, vai trò, trách nhiệm và khoảng trống năng lực của các cơ quan thực hiện quyền và cuối cùng Báo cáo sẽ đưa ra các khuyến nghị và ưu tiên để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) và nhằm đảm bảo hạnh phúc cho trẻ em. |   1   PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM NĂM 2017 UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM NĂM 2017 THÁNG 11 NĂM 2017 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM NĂM 2017   4   PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM NĂM 2017 LỜI CẢM ƠN Phân tích Tình hình Trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 được tiến hành như bước đầu tiên trong cam kết của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về nỗ lực xây dựng một thành phố thân thiện với trẻ em để đảm bảo quyền của mọi trẻ em trong thành phố, và để thực hiện Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em. Báo cáo này là một phần trong Chương trình Hợp tác giữa Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh/Sở Kế hoạch và Đầu tư và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc/Chương trình Chính sách xã hội và Quản trị. Nhóm tác giả nghiên cứu, viết và phân tích báo cáo gồm Sharmila Kurukulasuriya, Nguyễn Phong, Phan Hương, và Trần Minh Giới. Tổ công tác xây dựng báo cáo phân tích tình hình trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh đã được thành lập do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì với sự tham gia của các cán bộ và chuyên gia tới từ các sở ban ngành có liên quan của thành phố. Năm 2015, tổ chức ASSIST, một tổ chức phi chính phủ quốc tế với thế mạnh về xây dựng năng lực và nghiên cứu, đã xây dựng báo cáo phác thảo dựa trên một loạt các tham vấn với các bên có liên quan và trẻ em. Báo cáo cuối cùng này đã được hoàn thiện dựa trên nghiên cứu ban đầu này. Dưới sự chủ trì của Ủy ban Nhân dân Thành phố và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), các ý kiến đóng góp đã được thu nhận từ chuyên gia tới từ: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Trung tâm Nước sạch - Vệ sinh môi trường thành phố, Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Tài chính, Văn phòng Giảm nghèo bền vững, Sở Tư pháp, Công An thành phố, Viện Nghiên cứu Phát triển, Đoàn Thanh niên và Tòa án nhân dân thành phố. Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN