tailieunhanh - Vai trò của người mẹ trong giáo dục gia đình ở Việt Nam trước thế kỉ XX (qua tục ngữ, cao dao Việt Nam)

Người Mẹ Việt giữ vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục gia đình ở những khía cạnh: Chăm sóc, nuôi dạy con từ thuở ấu thơ, dạy con gái, dạy con trai. Đảm nhiệm trọn vẹn tất cả những trọng trách đó đã khiến người phụ nữ Việt trở thành “nội tướng”, “tay hòm chìa khóa”, là trung tâm, linh hồn chủ đạo của mỗi gia đình Việt Nam trước thế kỉ XX. Bài viết này khảo cứu vai trò của người mẹ Việt trong giáo dục gia đình ở Việt Nam trước thế kỉ XX qua tục ngữ, ca dao. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 258-261 VAI TRÒ CỦA NGƯỜI MẸ TRONG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM TRƯỚC THẾ KỈ XX (QUA TỤC NGỮ, CAO DAO VIỆT NAM) Phạm Thị Quỳnh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận bài: 18/05/2018; ngày sửa chữa: 20/05/2018; ngày duyệt đăng: 25/05/2018. Abstract: Vietnamese mothers play an important role in family education mentioned in terms of caring and raising children as well as educating the traditional values of our nation for their daughter and their son. With the responsibility, Vietnamese women have become the “financial manager” and the soul of every family. In this article, author mentions the role of mother in family education in Vietnam before the twentieth century through Vietnamese proverbs and fork songs. Keywords: Role, Vietnamese mother, family education, proverbs - folk songs. 1. Mở đầu Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á - cội nguồn của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Lịch sử đã chứng minh, chính cơ sở kinh tế của nền văn minh lúa nước đã khẳng định vai trò trụ cột trong lao động sản xuất của người phụ nữ. Phụ nữ làm chủ gia đình, họ có vai trò lớn lao trong sinh hoạt kinh tế, đời sống xã hội cũng như trong đời sống văn hóa tinh thần. Người Việt cổ sống theo nguyên lí “Mẹ” chứ không theo nguyên lí “Cha”. Truyền thống đó được tiếp nối trong lịch sử dân tộc Việt Nam qua các thời kì xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, lịch sử Việt Nam cho đến thời phong kiến cũng cho thấy, cùng với thời gian, vai trò “quyết định” của người phụ nữ Việt ngày càng giảm dần. Thời kì phong kiến ở Việt Nam (từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XX), đặc biệt giai đoạn từ thế kỉ XV đến thế kỉ XX, là thời kì xã hội chịu ảnh hưởng của Tống Nho trong nhiều lĩnh vực. Nho giáo xuất phát từ chế độ “tông pháp”, coi trọng huyết thống và coi rẻ phụ nữ. Tuy nhiên, trên thực tế người phụ nữ - với tư cách là người Mẹ - trong các gia đình Việt Nam thời phong kiến giữ vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục gia đình ở

TÀI LIỆU LIÊN QUAN