tailieunhanh - Phân tích quá trình tha hóa thức tỉnh và hôi sinh của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao

Qua tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao đã vẽ nên một hiện thực về người nông dân trong xã hội cũ, bị tha hóa nhân cách làm người. Câu chuyện về nhân vật đã gieo vào lòng người đọc niềm tin đối với người lao động bất hạnh, đồng thời nói lên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Mời các em cùng tham khảo bài văn mẫu này để hiểu rõ hơn về quá trình tha hóa thức tỉnh của Chí Phèo. | VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH THA HÓA THỨC TỈNH VÀ HÔI SINH CỦA NHÂN VẬT CHÍ PHÈO TRONG TÁC PHẨM CHÍ PHÈO – NAM CAO BÀI MẪU SỐ 1: Là một cây bút xuất sắc trong trào lưu văn học hiện thực, các tác phẩm của nhà văn Nam Cao chứa đựng một nội dung nhân đạo sâu sắc và độc đáo không lẫn vào đâu được. Trong đó, "Chí Phèo" là kiệt tác về đề tài người nông nhân trước Cách mạng tháng tám của ông. Qua nhân vật trung tâm của tác phẩm - Chí Phèo - Nam Cao đã vẽ nên một hiện thực về người nông dân trong xã hội cũ, bị tha hóa nhân cách làm người. Thế nhưng, qua đó, câu chuyện về nhân vật đã gieo vào lòng người đọc niềm tin đối với người lao động bất hạnh, đồng thời nói lên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. 1. Quá trình tha hóa của nhân vật Chí Phèo: nông dân lương thiện -------------> lưu manh ---------------> quỷ dữ Từ người nông dân lương thiện ----> lưu manh: - Chí vốn là một thằng không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích, không nhà cửa, bạn bè,,, Cả một thời niên thiếu sống bơ vơ: "đi ở cho hết nhà này sang nhà nọ". Lớn lên đi làm canh điền cho cường hào trong vùng. Lúc ấy Chí vẫn là một nông dân lương thiện, khỏe mạnh về thể xác và lành mạnh về tâm hồn - một con người "hiền như đất", giàu lòng tự trọng và biết phân biệt tình yêu cao thượng và nhục dục thấp hèn. Chí từng mơ ước một gia đình "chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải" - một ước mơ giản dị và rất người. Tuy nhiên, một cơn ghen vu vơ của Bá Kiến đã đẩy Chí vào tù, bắt đầu một quá trình tha hóa một con người. Nhà tù vốn là nơi để người có tội chuộc lỗi, là công cụ cải tạo con người. Vậy mà nhà tù thực dân đã tiếp tay cho bọn cường hào, ác bá, giết chết đi phần người trong Chí Phèo, để Chí mãi trượt dài trên dốc của sự tha hóa. - Trở về sau 7,8 năm tù, Chí Phèo trở thành một "người ngoài" ở làng Vũ Đại vì sự đáng sợ toát lên ở vẻ ngoài: "Cái đầu trọc lốc. trông gớm chết!". Không chỉ biến dạng về diện mạo, hình hài đến trang phục, tính tình cũng khác: "Hắn mặc cái quần nái đen. trông gớm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN