tailieunhanh - Thực trạng quản lí hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh các trường trung học cơ sở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh
Bài viết trình bày kết quả khảo sát trên 81 người là cán bộ quản lí và giáo viên về thực trạng quản lí hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh các trường trung học cơ sở quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các biện pháp quản lí phù hợp với đặc thù địa phương. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 34-38 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thùy Liêm - Trường Bồi dưỡng Giáo dục quận 12, TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 08/05/2018; ngày sửa chữa: 15/05/2018; ngày duyệt đăng: 24/05/2018. Abstract: The paper presents the results of the survey on 81 managers and teachers on the situation of management of vocational training for secondary school students in District 12, Ho Chi Minh City. The research results will be an important basis for proposing measures to manage this activity in line with concrete situation at localities. Keywords: Status, management, vocational training, secondary school. 1. Mở đầu Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều đến công tác hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh (HS) phổ thông. Điều đó được thể hiện trong Luật Giáo dục 2005: “Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỉ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” [1]. Tuy nhiên, nhìn chung, chất lượng dạy nghề phổ thông (NPT) chưa phản ánh đúng mức năng lực học nghề của HS; tỉ lệ HS đạt khá, giỏi cao hơn so với khả năng hiện có; chất lượng và hiệu quả dạy NPT còn thấp. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là biện pháp quản lí còn bất cập, chưa đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Việc dạy NPT cho HS trung học cơ sở (THCS) là một “mắt xích” quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông; phát huy kết quả của giáo dục tiểu học, tiếp tục phát triển giáo dục toàn diện, tạo điều kiện cho thanh thiếu niên phát triển hài hòa, phẩm chất và năng lực, sức khỏe và thẩm mĩ; tạo cơ sở cho HS tốt nghiệp học tiếp vào
đang nạp các trang xem trước