tailieunhanh - Thực trạng quản lí hoạt động tham vấn học đường ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết trình bày thực trạng quản lí hoạt động tham vấn học đường ở các trường trung học cơ sở quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp quản lí phù hợp với đặc thù của các trường trên. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 21-26 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đặng Thị Bích Nga - Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ, quận 11, TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 02/05/2018; ngày sửa chữa: 08/05/2018; ngày duyệt đăng: 24/05/2018. Abstract: This article presents the current status of school counseling activities at secondary schools in District 11, Ho Chi Minh City. The research results will be the basis for proposing measures to manage this activity effectively in accordance with specific situation at the schools. Keywords: Status, management, school counseling, secondary school. 1. Mở đầu Xã hội càng phát triển, đời sống tâm lí con người nói chung và học sinh (HS) nói riêng càng phức tạp và sâu sắc vì những ảnh hưởng đáng kể của xã hội. HS luôn muốn tự khẳng định mình và phải đối mặt với nhiều thách thức không dễ vượt qua. Nếu HS không được tham vấn, định hướng kịp thời, sẽ rất dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Do đó, hoạt động tham vấn học đường (HĐTVHĐ) ở trường học nói chung và cấp trung học cơ sở (THCS) nói riêng là hoạt động rất cần thiết. Tư vấn học đường (TVHĐ) ở các trường THCS một mặt giúp HS xử lí các vấn đề nảy sinh trong học tập, tình cảm và hướng nghiệp; mặt khác, có thể tăng cường khả năng thích ứng của HS trước các biến đổi của xã hội. Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 về Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho HS trong trường phổ thông nêu rõ: “Tham vấn tâm lí cho học sinh là sự tương tác, trợ giúp tâm lí, can thiệp (khi cần thiết) của cán bộ, giáo viên tư vấn đối với HS khi gặp phải tình huống khó khăn trong học tập, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ với người khác hoặc nhận thức bản thân, từ đó tăng cảm xúc tích cực, tự lựa chọn và thực hiện quyết định trong tình huống đó” [1]. Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng HĐTVHĐ, công tác quản lí hoạt động này của hiệu trưởng (HT) ở các trường THCS là rất cần thiết. Việc .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.