tailieunhanh - Phân tích đoạn thơ từ Trong anh và em hôm nay...làm nên đất nước muôn đời trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Đất nước là bài thơ viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ miền Nam xuống đường đấu tranh hòa hợp với cuộc kháng chiến dân tộc. Chín dòng thơ đầu, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nêu lên những cảm nhận của mình về đất nước. Tác giả nêu lên những suy nghĩ về đất nước từ cuộc sống hiện tại trong các mối quan hệ riêng – chung, cá nhân – cộng đồng, sự tiếp nối giữa các thế hệ trong đoạn thơ "Trong anh và em hôm nên đất nước muôn đời". Tài liệu tổng hợp 2 bài văn mẫu Phân tích đoạn thơ từ "Trong anh và em hôm nên đất nước muôn đời" trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, mời các bạn tham khảo tài liệu. | VĂN MẪU LỚP 12 PHÂN TÍCH ĐOẠN THƠ TỪ TRONG ANH VÀ EM HÔM NÊN ĐẤT NƯỚC MUÔN ĐỜI TRONG BÀI THƠ ĐẤT NƯỚC CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM BÀI MẪU SỐ 1: Đề yêu cầu phân tích một đoạn trong bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Cần lưu ý: bài thơ Đất nước là một phần của trường ca Mặt đường khát vọng. Cả bản trường ca có chung một nguồn cảm hứng to lớn là cảm hứng về đất nước được gợi lên từ những năm tháng nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bài thơ Đất nước là phần cảm hứng ấy được thể hiện một cách tập trung nhất, cùng với những suy ngẫm của tác giả, một nhà thơ trẻ khi đối diện với chiến tranh. Đoạn trích ở đề, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện suy nghĩ của mình về mối quan hệ riêng – chung, quan hệ cá nhân – cộng đồng, sự tiếp nối của các thế hệ trong một đất nước, một dân tộc. Dĩ nhiên, những suy ngẫm ấy được thể hiện bằng thơ, tức không đơn thuần là tư tưởng, mà chứa đựng cảm xúc, tình cảm của tác giả. I. MỞ BÀI Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ trẻ tiêu biểu thời chống Mỹ, cứu nước. Thơ ông giàu chất trí tuệ, cảm xúc được dồn nén và có nhiều liên tưởng phong phú. Đất nước được trích trong trường ca Mặt đường khát vọng (1971) khá điển hình cho vẻ đẹp của thơ Nguyễn Khoa Điềm những năm tháng ấy. Đoạn trích ở trên thể hiện suy nghĩ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về mối quan hệ riêng – chung, quan hệ cá nhân – cộng đồng, sự tiếp nối của các thế hệ trong một đất nước, một dân tộc. Những suy nghĩ ấy được thể hiện bằng thơ, tức không đơn thuần là tư tưởng, mà chứa đựng cảm xúc, tình cảm của tác giả. Do đó, có sức lay động tâm tư người đọc. II. THÂN BÀI 1. Phân tích 9 dòng thơ đầu: Cảm nhận mới của nhà thơ về đất nước Chín dòng thơ đầu, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nêu lên những cảm nhận của mình về đất nước. Nếu như ở đoạn thơ trước đó trong bài thơ, tác giả nhìn nhận đất nước từ bề dày văn hoá dân tộc hàng nghìn năm qua, thì ở đây lại là những suy nghĩ về đất nước từ cuộc sống hiện tại trong các mối quan hệ riêng – chung, cá nhân – cộng đồng, sự