tailieunhanh - “Nhẫn” trong đạo Phật với việc rèn luyện đạo đức sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay

Bài viết trình bày phương pháp tu “Nhẫn”, nêu những ảnh hưởng tích cực trong đạo Phật và một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của chữ “Nhẫn” trong đạo Phật với việc rèn luyện đạo đức sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 284-287 “NHẪN” TRONG ĐẠO PHẬT VỚI VIỆC RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HIỆN NAY Trần Thị Ngọc Anh - Vũ Thị Thanh Thanh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận bài: 22/12/2017; ngày sửa chữa: 26/12/2017; ngày duyệt đăng: 02/01/2018. Abstract: “Endurance” and practice of “endurance” plays an important role in philosophy of Buddhism and in human education. In the article, authors mention great impact of “endurance” on the moral training for students at Hanoi National University of Education (HNUE) today. Based on the characteristics of pedagogical students, authors propose solutions to promote the positive influence and limit the negative impact of "endurance" for the moral practice of pedagogical students in current period. Keywords: “Endurance”, Buddhism, moral practice, pedagogical student. 1. Mở đầu Trong Phật giáo, chữ “Nhẫn” thường được hiểu là sự tự chủ về tinh thần, đối với những sự sỉ nhục mà trong lòng không hề giận cũng không mong muốn trả thù. Chính vì vậy mà trong nhiều trường hợp, người ta thường hay lầm lẫn “Nhẫn” với sự nhu nhược, cam chịu một cách thụ động. Nếu chỉ có thế thì chữ “Nhẫn” không thể có vai trò quan trọng trong đời sống của người phương Đông và nếu không được hiểu đúng thì chữ “Nhẫn” lại trở thành hạn chế - bởi “nhẫn” vì tình thế thì là nhu nhược, “nhẫn” vì sở cầu thì là tham lam. Trong kinh Phật, chữ “Nhẫn” mang một ý nghĩa thâm sâu là cam chịu bao khốn cảnh để cứu độ chúng sinh, dùng tình thương để cảm hóa cái ác, phải có bi trong nhẫn, tuệ trong nhẫn và dũng trong nhẫn. Vậy chữ “Nhẫn” của Phật giáo là giúp chúng ta tránh được sự tranh chấp, làm được nhiều điều thiện, tìm thấy sự bình an trong tâm hồn. “Nhẫn” của Phật giáo không phải là nhường nhịn hay nhẫn nhục một cách thái quá trong mọi tình huống. 2. Nội dung nghiên cứu . Phương pháp tu “Nhẫn” của đạo Phật Có nhiều phương pháp tu “Nhẫn”, có thể đưa ra một vài phương pháp như: - Quán tưởng: chia ra

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.