tailieunhanh - Kết quả điều trị gãy 1/3 giữa xương đòn bằng nẹp tạo hình chữ S tại Bệnh viện Trưng Vương
Nội dung của bài viết trình bày về gãy xương đòn, xác định đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của gãy xương đòn và đánh giá kết quả điều trị gãy xương đòn bằng nẹp tạo hình chữ S. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kết hợp xương đòn bằng nẹp tạo hình chữ S đạt hiệu quả liền xương tốt và giúp bệnh nhân nhanh phục hồi chức năng của khớp vai. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY 1/3 GIỮA XƯƠNG ĐÒN BẰNG NẸP TẠO HÌNH CHỮ S TẠI BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG. Nguyễn Văn Phước*, Phan Anh Tuấn*, Nguyễn Tấn Khai*, Bùi Quang Anh Phương* TÓM TẮT Mở đầu và mục tiêu: Gãy xương đòn là loại gãy xương thường gặp ở chi trên. Trước đây chủ yếu là điều trị bảo tồn, tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy nguy cơ khớp giả khá cao với phương pháp điều trị này đối với một số kiểu gãy. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với 2 mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của gãy xương đòn và đánh giá kết quả điều trị gãy xương đòn bằng nẹp tạo hình chữ S. Phương pháp nghiên cứu: 38 bệnh nhân gãy xương đòn được phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp tạo hình chữ S từ tháng 1/2013 đến 12/2014. Thiết kế nghiên cứu: Hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 37,9 ± 12,8. Nguyên nhân gãy xương chủ yếu là tai nạn giao thông và tai nạn lao động (). Kết quả sau 3 tháng có 34/38 trường hợp () có can xương, 100% liền xương sau 6 tháng. Chức năng khớp vai sau 3 tháng đạt điểm, sau 6 tháng đạt điểm và ở lần tái khám sau cùng là theo thang điểm Constant-Murley. Kết luận: Kết hợp xương đòn bằng nẹp tạo hình chữ S đạt hiệu quả liền xương tốt và giúp bệnh nhân nhanh phục hồi chức năng của khớp vai. Từ khóa: gãy xương đòn, nẹp tạo hình chữ S. ABSTRACT RESULTS OF S-SHAPED PLATE FIXATION OF DISPLACED MIDSHAFT CLAVICULAR FRACTURES AT TRUNG VUONG HOSPITAL Nguyen Van Phuoc, Phan Anh Tuan, Nguyen Tan Khai, Bui Quang Anh Phuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 46 - 50 Background & Objectives: Fractured clavicle fracture is the type common in the upper limb. In the past mostly conservative treatment, but recent studies show that the high risk of nonunion with this method for some types of fractures. We conducted a study with two objectives: the clinical and radiologic outcomes .
đang nạp các trang xem trước