tailieunhanh - Chống lấn quyền sử dụng đất: Thách thức cho quy hoạch và quản lý rừng đặc dụng ở Việt Nam

Tài liệu này tổng hợp một số đánh giá ban đầu từ các nghiên cứu của Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Trung tâm Tư vấn và Quản lý Tài nguyên (CORENARM) và Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD) trong năm 2014 về hiện trạng chồng lấn quyền sử dụng đất trong hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam. Dưới đây sẽ là những số liệu và bằng chứng thực tế về hiện tượng chồng lấn thông qua các kết quả phân tích thống kê và khảo sát hiện trường của nhóm tác giả. | CHỒNG LẤN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT: THÁCH THỨC CHO QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG Ở VIỆT NAM Nguyễn Hải Vân & Nguyễn Việt Dũng NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC Trung tâm Con người và Thiên nhiên Tình trạng chồng lấn quyền sử dụng đất được ghi nhận xảy ra khá phổ biến trong hệ thống rừng đặc dụng (RĐD) Việt Nam. Hiện tượng này phản ánh những tranh chấp về quyền đối với rừng và đất rừng giữa các hộ gia đình (HGĐ), cộng đồng và Ban quản lý các khu RĐD. Hiện nay, tuy chưa dẫn đến những xung đột gay gắt nhưng hiện tượng chồng lần được coi là một thách thức lớn đang cản trở việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) và bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH); cũng như ảnh hưởng đến sinh kế của người dân địa phương do hạn chế các quyền và cơ hội tiếp cận, sử dụng và hưởng lợi từ tài nguyên rừng và đất rừng trong phạm vi ranh giới các khu RĐD. Tìm hiểu tình trạng chồng lấn trong thực tế còn giúp “phát lộ” những vấn đề lớn hơn liên quan đến cách tiếp cận, các quy định và cả quá trình thực hiện quy hoạch và phát triển rừng đặc dụng ở Việt Nam trong những thập kỷ gần đây. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả cũng đề xuất lựa chọn cách tiếp cận đồng quản lý như một giải pháp phù hợp trước mắt phần nào giúp giải quyết những tồn tại mang tính lịch sử kể trên mà các khu rừng đặc dụng hiện đang phải đối mặt. 2 Chồng lấn quyền sử dụng đất: Thách thức cho quy hoạch và quản lý rừng đặc dụng ở Việt Nam Giới thiệu V iệt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia có ĐDSH quan trọng nhất thế giới. Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 1980, nguồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học Việt Nam được đánh giá là ngày một suy giảm nghiêm trọng (BTNMT, 2014). Tỷ lệ che phủ rừng đã giảm đáng kể từ 43% vào năm 1943 xuống còn 27,8% vào những năm 1990 (Phạm, & nnk, 2012). Ngành lâm nghiệp khi đó cùng chính sách khai thác tài nguyên rừng và ĐDSH cho phát triển kinh tế, đã đóng vai trò không nhỏ trong sự mất mát này. Để giải quyết vấn đề, chính phủ Việt Nam, thông qua Luật Bảo vệ và Phát

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN