tailieunhanh - Ebook Liệu IT đã hết thời?: Phần 2
Tiếp nối phần 1, phần 2 của cuốn sách giới thiệu đến bạn đọc các nội dung sau: Tác nhân làm yếu đi chiến lược phổ quát, quản lý các mỏ tiền và giấc mơ về những cỗ máy tuyệt vời. Hy vọng quyển sách này sẽ giúp bạn đọc nâng cao sự hiểu biết đó, cung cấp cho những nhà quản lý kinh doanh và công nghệ, cũng như những nhà đầu tư và hoạch định chính sách một quan điểm mới về sự giao nhau giữa công nghệ, cạnh tranh và lợi nhuận. . | CHƯƠNG 5 Tác nhân làm yếu đi chiến lược phổ quát Hiệu ứng Ăn mòn của Hạ tầng IT lên những Lợi thế Truyền thống. Mặc dù các công nghệ hạ tầng mất đi khá nhiều sức mạnh để tạo lợi thế cạnh tranh khi chúng trưởng thành, chúng không mất đi sức mạnh để hủy diệt nó. Ví dụ như hệ thống đường sắt đã vô hiệu hóa nhiều lợi thế truyền thống về vị trí của các công ty đặt gần cảng, mỏ quặng, và khu vực tập trung đông dân cư. Điện báo đã làm giảm giá trị của những mối quan hệ kinh doanh quốc tế lâu đời được xây dựng trên cơ sở thư từ bằng văn bản và chuyển phát được bảo mật. Việc thành lập mạng lưới điện khiến cho những phương pháp sản xuất lỗi thời và những lợi thế đi kèm với chúng – sở hữu hệ thống trục-và-ròng rọc được thiết kế tốt nhất để phân phối năng lượng hơi nước – đột nhiên hết ý nghĩa. Việc xuất hiện của ngành công nghiệp máy công cụ làm mờ nhạt sự khác biệt về tay nghề giữa những người thợ thủ công, phú cho tất cả công nhân nhà máy những năng lực tương tự nhau. | 101 102 | LIỆU IT ĐÃ HẾT THỜI? Người ký giả của tờ Mechanics Weekly bằng trực giác đã nắm bắt được hiện tượng này khi ông quan sát những đầu máy hơi nước đua tốc độ tại Rainhill năm 1829. “Lợi thế của đặc thù địa phương sẽ ít quan trọng hơn so với trong lịch sử sản xuất và thương mại của chúng ta,” ông dự báo, “bởi bất cứ thứ gì được sản xuất ra ở một nơi, đều có thể được vận chuyển nhanh và rẻ đến nơi khác.” Một thế kỷ rưỡi sau, học giả về chiến lược Michael Porter đã thừa nhận đó là một sự thật phổ biến trong kinh doanh và viết trong cuốn Competitive Advantage (Lợi thế cạnh tranh) năm 1985 của ông rằng “thay đổi trong công nghệ là một bộ cân bằng tuyệt vời, nó làm xói mòn lợi thế cạnh tranh của cả những tập đoàn bền vững và đẩy những người khác lên hàng đầu.” 1 Hiệu ứng trung hòa này hứa hẹn sẽ trở nên đặc biệt mạnh mẽ với công nghệ thông tin. Vì IT rất linh hoạt với ứng dụng của nó và gắn rất chặt với các quy trình kinh doanh – đặc biệt là các quá trình thông tin đã thay thế các quá trình vật lý
đang nạp các trang xem trước