tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Quan niệm nghệ thuật của Phan Khôi qua một số sáng tác trước năm 1945

Nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1 - Phan Khôi – bậc trí giả buổi giao thời. Chương 2 - Những quan niệm nghệ thuật nổi bật của Phan Khôi Chương 3 - Những đặc điểm nổi bật biểu hiện quan niệm nghệ thuật của Phan Khôi. Mời các bạn tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HỒ THỊ TÍNH QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA PHAN KHÔI QUA MỘT SỐ SÁNG TÁC TRƯỚC NĂM 1945 Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng - 2016 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN NGỌC THU Phản biện 1: TS. CAO XUÂN PHƯỢNG Phản biện 2: TS. HÀ NGỌC HÒA Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ KHXH & NV họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 09 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài . Trong không khí sôi động của đời sống tư tưởng, văn hóa và xã hội những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, ở nước ta đã xuất hiện nhiều nhà học giả nổi tiếng. Trong số những học giả ấy, dù mỗi lúc, mỗi thời cách nhìn nhận có thể khác nhau, nhưng không thể không kể đến Phan Khôi (1887-1959). Cuộc đời và sự nghiệp ông được biết đến với tư cách một nhà báo, một nhà luận lý học, một học giả nổi tiếng. Và ngay từ năm 1942, trong công trình Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, ông đã được đánh giá “là một trong những nhà văn xuất sắc nhất trong phái nho học. Ở một nhà cựu học như ông, người ta đã thấy nhiều cái rất mới, nhiều cái mà đến nhiều người tân học cũng phải cho là “mới quá”. Đó thật là một sự chẳng ngờ.”[ 34 ] . Cũng trong bối cảnh giao thời cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, khi nhìn lại truyền thống thơ ca dân tộc, tầng lớp trí thức Tây học ở độ tuổi hai mươi với khát vọng giải phóng cái tôi - cá nhân - cá thể cũng thấy được ở Phan Khôi một tâm hồn đồng điệu, khi ông “hăng hái như một vị tướng quân dõng dạc bước ra trận” (Hoài Thanh). Và với bài thơ Tình già đăng trên báo Phụ nữ Tân văn số 22 ngày 10 tháng 3 năm 1932.[37, ]. Phan Khôi đã góp phần mở ra Một thời đại trong thi ca ở nước ta, thời đại của nền thơ hiện đại Việt Nam chính thức ra đời và phát triển.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN