tailieunhanh - Bài giảng chuyên đề Thần kinh học: Hội chứng tiền đình

Nội dung của bài giảng trình bày về định nghĩa chóng mặt, phân biệt chóng mặt với những trường hợp khác, phân biệt hội chứng tiền đình trung ương và hội chứng tiền đình ngoại biên, các nguyên nhân thường gặp của hội chứng tiền đình ngoại biên và hội chứng tiền đình trung ương. | BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: THẦN KINH HỌC: HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Thần kinh học: Hội chứng tiền đình”, người học nắm được những kiến thức có liên quan đến hội chứng này như: 1. Định nghĩa chóng mặt. Phân biệt chóng mặt với những trường hợp khác. 2. Phân biệt hội chứng tiền đình trung ương và hội chứng tiền đình ngoại biên. 3. Biết được các nguyên nhân thường gặp của hội chứng tiền đình ngoại biên và hội chứng tiền đình trung ương. 2 NỘI DUNG Hội chứng tiền đình biểu hiện chủ yếu bằng triệu chứng chủ quan, đó là chóng mặt và đi kèm với những dấu hiệu lâm sàng trong đó thường gặp nhất là rung giật nhãn cầu (nystagmus). Đối với người bác sĩ lâm sàng cần phải phân biệt: - Chóng mặt thật sự: là cảm giác đồ vật xoay quanh bệnh nhân hoặc bệnh nhân xoay quanh đồ vật. Chóng mặt thật sự luôn luôn là một tổn thương tiền đình (trung ương hoặc ngoại biên). - Cảm giác chóng mặt: là cảm giác bị dịch chuyển trong không gian, tuy không rõ nét như chóng mặt thật sự nhưng nếu nó xảy ra chi khi quay đầu hoặc nặng lên rõ rệt khi quay đầu thì tổn thương thường cũng có nguồn gốc từ tiền đình. - Cảm giác mất thăng bằng: cảm giác này không kèm theo bất kỳ cảm giác khác lạ nào trong đầu. Nó có thể có nguồn gốc từ tiền đình, nhưng cũng có thể có nguồn gốc từ tiểu não, từ cảm giác sâu (cảm giác bản thể), từ hệ thị giác. - Cảm giác sợ hãi muốn té xuống hầu như trong đa số trường hợp có nguồn gốc từ tâm lý. - Cảm giác choáng váng, cảm giác hoa mắt thường tương ứng với những bệnh lý tim mạch hoặc bệnh tâm thần. Vì vậy, mục đích chủ yếu trên lâm sàng và đặc biệt trong hỏi bệnh là: - Nhận biết cảm giác mà bệnh nhân mô tả dưới danh từ “chóng mặt” có đúng là có nguồn gốc từ tiền đình hay không; 3 - Phân biệt trong những rối loạn có nguồn gốc từ tiền đình cái nào có biểu lộ tổn thương tiền đình ngọai biên (đây là mặt mạnh của bác sĩ tai mũi họng), và cái nào có nguồn gốc từ thần kinh ảnh hưởng dây thần kinh tiền đình (tổn thương tiền đình ngoại biên),

TỪ KHÓA LIÊN QUAN