tailieunhanh - Xây dựng khung cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia
Bài báo này đề cập tới kết quả nghiên cứu bước đầu đối với bộ chỉ thị đa dạng sinh học nhằm quản lý hệ sinh thái ĐNN Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. Đây cũng là một phần kết quả của nhiệm vụ Nghiên cứu thông số, quy trình quan trắc ĐDSH do Cục Bảo tồn ĐDSH thực hiện năm 2009-2010 và nghiên cứu của dự án “Xây dựng khung cơ sở dữ liệu ĐDSH quốc gia” do Tổng cục Môi trường chủ trì thực hiện từ năm 2011 đến nay. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ ĐA DẠNG SINH HỌC NHẰM QUAN TRẮC HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH Vi n n HOÀNG THỊ THANH NHÀN C n a ng inh h T i ng yên v M i rường HỒ THANH HẢI i n inh h i v T i ng yên inh vậ Kh a h v C ng ngh i a Việt Nam với sự đa dạng về địa hình, địa mạo, điều kiện địa chất, chế độ khí hậu, thủy-hải văn đã hình thành nguồn tài nguyên đất ngập nước (ĐNN) phân bố rộng khắp, đa dạng về kiểu, loại hình cảnh quan và sinh thái (biến đổi từ các kiểu ĐNN của vùng núi cao, đồng bằng cho đến các kiểu ĐNN biển và ven biển), phong phú về đa dạng sinh học (ĐDSH). Các vùng ĐNN của Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội, hạn chế thiên tai và bảo vệ môi trường. Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Thủy, Nam Định là một trong những vùng đất ngập nước được công nhận là Khu Ramsar2 đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1989, có giá trị về bảo tồn ĐDSH. Mặc dầu đã có nhiều nghiên cứu về ĐDSH ở đây, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được chương trình quan trắc ĐDSH tại Vườn. Nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện việc thiết lập chương trình quan trắc hệ sinh thái ĐNN của Vườn, cần xác định được bộ chỉ thị ĐDSH. Bài báo này đề cập tới kết quả nghiên cứu bước đầu đối với bộ chỉ thị đa dạng sinh học nhằm quản lý hệ sinh thái ĐNN Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. Đây cũng là một phần kết quả của nhiệm vụ Nghiên cứu thông số, quy trình quan trắc ĐDSH do Cục Bảo tồn ĐDSH thực hiện năm 2009-2010 và nghiên cứu của dự án “Xây dựng khung cơ sở dữ liệu ĐDSH quốc gia” do Tổng cục Môi trường chủ trì thực hiện từ năm 2011 đến nay. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Hồi cứu và phân tích các dẫn liệu ĐDSH trong các công trình nghiên cứu trước đây, phương pháp điều tra hiện trường, phương pháp chuyên gia và hội thảo khoa học. Nghiên cứu sử dụng hướng dẫn của CBD về việc xây dựng chỉ thị ĐDSH theo mô hình P-S-R- B của ĐDSH đối với con người: P .
đang nạp các trang xem trước