tailieunhanh - Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Chương 1: Chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu

Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu, văn học Pháp, văn học cách mạng tư sản, các tác giả tiêu biểu, tác giả Victor Hugo,. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. chi tiết nội dung bài giảng. | VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI GiẢNG VIÊN: LẠI THỊ HỒNG VÂN Chương 1. CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN TÂY ÂU 1 Văn học Pháp Chủ nghiã cổ điển “mới” và âm vang văn học cách mạng tư sản Trong những năm đầu của Cách mạng Pháp (1789-1794), chủ nghĩa cổ điển lại xuất hiện và ngự trị nền văn học. Dòng văn học này tiếp tục khuynh hướng quay về nghệ thuật cổ đại và có nhiều nét chung với chủ nghĩa cổ điển trước cách mạng. Nhưng về nội dung ý thức hệ, nó hoàn toàn khác biệt. Chủ nghĩa cổ điển “mới”sau Cách mạng phản ánh cuộc đấu tranh của đẳng cấp thứ ba nhằm đạt được tự do chính trị và quyền bình đẳng trong xã hội mới sau khi đã lật đổ giai cấp phong kiến quí tộc. Nó miêu tả những thắng lợi của cách mạng và niềm hân hoan của nhân dân đặt lợi ích chung trên lợi ích riêng tư. Xã hội tư sản mới ra đời cũng cần một chủ nghĩa anh hùng để biểu dương và củng cố chế độ mới. Nhưng những nhân vật tư sản cũng sớm bộc lộ những mặt trái của họ nên nhà văn muốn dựa vào những hình tượng cổ đại. “Họ tìm thấy trong những truyền thống cổ điển của nền cộng hoà La Mã những lí tưởng về hình thức nghệ thuật, những ảo tưởng mà họ cần thay thế cho những nội dung hạn chế tư sản nhằm duy trì sự hân hoan của tấn bi kịch lớn lao” (). Cách mạng đã đóng cửa các phòng khách thính văn nghệ (salon), phát triển báo chí để tạo nên dư luận công chúng mới, mở rộng diễn đàn cho các cuộc tranh luận với thể loại mới : văn hùng biện chính trị, xuất hiện một số nhà hùng biện tài năng như Mirabeau. Văn học lãng mạn Pháp phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong khoảng giữa hai cuộc Cách mạng (1789 và 1848). Ðúng như nhận định của Marx, khuynh hướng lãng mạn là sự phản ứng đầu tiên đối với Cách mạng Pháp và tư tưởng Ánh sáng gắn liền với cuộc cách mạng đó Văn học lãng mạn đã kế thừa các nhân tố sau : Chủ nghĩa tình cảm, một tư trào văn chương thế kỷ 18 ra đời nhằm cân đối với tính lý trí của văn học Ánh sáng 18 vốn nặng về lý trí. Về triêt học, chủ nghĩa lãng mạn chủ yếu mang tính duy tâm chủ quan. Đặc biệt văn . | VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI GiẢNG VIÊN: LẠI THỊ HỒNG VÂN Chương 1. CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN TÂY ÂU 1 Văn học Pháp Chủ nghiã cổ điển “mới” và âm vang văn học cách mạng tư sản Trong những năm đầu của Cách mạng Pháp (1789-1794), chủ nghĩa cổ điển lại xuất hiện và ngự trị nền văn học. Dòng văn học này tiếp tục khuynh hướng quay về nghệ thuật cổ đại và có nhiều nét chung với chủ nghĩa cổ điển trước cách mạng. Nhưng về nội dung ý thức hệ, nó hoàn toàn khác biệt. Chủ nghĩa cổ điển “mới”sau Cách mạng phản ánh cuộc đấu tranh của đẳng cấp thứ ba nhằm đạt được tự do chính trị và quyền bình đẳng trong xã hội mới sau khi đã lật đổ giai cấp phong kiến quí tộc. Nó miêu tả những thắng lợi của cách mạng và niềm hân hoan của nhân dân đặt lợi ích chung trên lợi ích riêng tư. Xã hội tư sản mới ra đời cũng cần một chủ nghĩa anh hùng để biểu dương và củng cố chế độ mới. Nhưng những nhân vật tư sản cũng sớm bộc lộ những mặt trái của họ nên nhà văn muốn dựa vào những hình tượng cổ đại. “Họ tìm thấy trong .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN