tailieunhanh - Một số vấn đề lý luận về quyền im lặng trong tố tụng hình sự
Quyền im lặng là quyền cơ bản của con người trong tố tụng hình sự và một trong những biện pháp quan trọng bảo vệ quyền con người. Quyền im lặng đã được quy định từ rất lâu trong Bộ luật tố tụng hình sự của nhiều nước và tỏ ra có hiệu quả trong việc đảm bảo quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong hoạt động tố tụng hình sự. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q3 - 2016 Một số vấn đề lý luận về quyền im lặng trong tố tụng hình sự Võ Văn Tài Trường Đào tạo Bồi Dưỡng Nghiệp vụ Kiểm sát - Email: vovantai79vks@ Trịnh Tuấn Anh Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM (Bài nhận ngày 23 tháng 9 năm 2015, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 25 tháng 11 năm 2015) TÓM TẮT Quyền im lặng là quyền cơ bản của con người trong tố tụng hình sự và một trong những biện pháp quan trọng bảo vệ quyền con người. Quyền im lặng đã được quy định từ rất lâu trong Bộ luật tố tụng hình sự của nhiều nước và tỏ ra có hiệu quả trong việc đảm bảo quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong hoạt động tố tụng hình sự. Ở Việt Nam hiện nay còn nhiều tranh luận về quyền im lặng, có ý kiến ủng hộ đưa quyền im lặng vào luật, số khác lại cho rằng chưa đến lúc quy định quyền này, cũng có những ý kiến băn khoăn, nêu ra những khó khăn nếu quyền này được thực thi. Nguyên nhân của sự bất đồng này một phần bắt nguồn từ việc chưa hiểu rõ, hiểu đúng nội hàm của quyền im lặng. Bài viết phân tích nguồn gốc và bản chất của quyền im lặng, góp phần có cái nhìn đúng đắn hơn về nội hàm của quyền im lặng. Từ khoá: Tố tụng hình sự, quyền im lặng, nguyên tắc suy đoán vô tội, quyền bào chữa. 1. GIỚI THIỆU Dưới góc độ tư pháp hình sự thì quyền im lặng là một trong những quyền con người cơ bản trong hoạt động tố tụng hình sự. Theo Luật quốc tế, quyền im lặng cũng được xem là một quyền quan trọng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, là một yêu cầu quan trọng của một phiên tòa công bằng là một vấn đề rất quan trọng của luật nhân quyền quốc tế, được thể hiện thông qua một tập hợp các bảo đảm tố tụng nhằm: (i) Bảo vệ các quyền tự do và an ninh cá nhân của con người (về tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm); và (ii) Đảm bảo quá trình xét xử được công bằng. Quyền im lặng không được quy định cụ thể trong luật nhân quyền quốc tế, nhưng được coi là quyền và (ii) Quyền không bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại .
đang nạp các trang xem trước