tailieunhanh - Nghiên cứu phát thải BOD5 20 từ hoạt động nuôi cá tra ở An Giang
Nuôi cá tra tại Đồng bằng sông Cửu long mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường quan trọng. Bằng thực nghiệm, suất phát thải BOD5 20 từ thức ăn thừa và phân cá lắng cặn phát sinh từ hoạt động nuôi cá tra trong điều kiện tại An Giang đã được xác định. Sẽ có 488,29g BOD5 20 sinh ra để sản xuất ra 1 kilogram cá tra thương phẩm. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ M1- 2016 Nghiên cứu phát thải BOD520 từ hoạt động nuôi cá tra ở An Giang Nguyễn Cửu Tuệ Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM; Trường Đại học Nông lâm Vũ Văn Quang Trường Đại học Nông lâm Võ Lê Phú Lê Song Giang Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 08 tháng 01 năm 2015 nhận đăng ngày 21 tháng12 năm 2015) TÓM TẮT Nuôi cá tra tại Đồng bằng sông Cửu long mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường quan trọng. Bằng thực nghiệm, suất phát thải BOD520 từ thức ăn thừa và phân cá lắng cặn phát sinh từ hoạt động nuôi cá tra trong điều kiện tại An Giang đã được xác định. Sẽ có 488,29g BOD520 sinh ra để sản xuất ra 1 kilogram cá tra thương phẩm. Từ khóa: Cá tra, phát thải, BOD520 1. GIỚI THIỆU Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất giàu tiềm năng về nông nghiệp, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, lợ và mặn. ĐBSCL đóng góp 27% GDP cả nước và là nơi cung cấp 50% các loại nông sản và 60% sản lượng thuỷ sản của cả nước [1]. Theo số liệu của tổng cục thống kê, sản lượng cá nuôi ở ĐBSCL trong vài năm gần đây, trong đó chủ yếu là cá tra, ổn định quanh mức 1,7 triệu tấn/năm [2]. Mặt trái của nuôi cá tra là vấn đề ô nhiễm môi trường mà nguồn gốc là từ thức ăn dư và chất bài tiết của cá nuôi. Đối với hình thức nuôi ao, phần lớn lượng thức ăn dư và chất bài tiết này sẽ lắng xuống đáy (được gọi ngắn gọn là cặn lắng) và được thu gom để xử lý. Phần còn lại tồn tại ở trạng thái lơ lửng mà khi phân hủy sẽ tạo ra các chất ô nhiễm trong tầng nước. Khi thay nước ao, chúng sẽ thoát ra môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, một phần cặn lắng cũng có thể thoát ra môi trường hoặc bị khuếch tán trở lại tầng nước như mô tả trên Hình 1. Trong trường hợp nuôi bè hoặc đăng quần, thức ăn dư và chất thải của cá hầu như không có khả năng lắng xuống đáy mà toàn bộ chúng bị cuốn trôi, và làm ô nhiễm dòng chảy. Lượng ô nhiễm phát sinh từ nuôi trồng thủy sản không những phụ thuộc vào quy mô nuôi .
đang nạp các trang xem trước