tailieunhanh - Hiện trạng loài vượn đen má trắng (nomascus leucogenys ogiby, 1840) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa
Nội dung bài viết tiến hành nghiên cứu hiện trạng loài Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) tại KBTTN Xuân Liên nhằm góp phần xác định các mối đe dọa đến loài và sinh cảnh, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm bảo tồn, quản lý loài và sinh cảnh hiệu quả, bền vững. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 HIỆN TRẠNG LOÀI VƯỢN ĐEN MÁ TRẮNG (Nomascus leucogenys Ogiby, 1840) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN, TỈNH THANH HÓA NGUYỄN ĐÌNH HẢI Kh n hiên nhiên X n Liên Đ NG HUY HUỲNH i v Thiên nhiên v M i rường i a Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys Ogiby, 1840) là loài linh trưởng quý hiếm: Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 xếp cấp EN; Nghị định số 32CP/2006-phụ lục IB và Danh lục Đỏ IUCN, 2011 xếp cấp EN. Số lượng cá thể của loài hiện nay đang bị suy giảm nghiêm trọng do mất sinh cảnh và săn bắn. Những nơi phân bố quan trọng hiện tại của loài bao gồm Khu Bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) Vũ Quang, Hà Tĩnh, Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát, Nghệ An, Khu BTTN Xuân Liên và Khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa, Khu BTTN Mường Nhé, Lai Châu. Trước đây đã có một số cuộc điều tra xác định sự có mặt của Vượn đen má trắng tại Khu BTTN Xuân Liên (Nguyễn Mạnh Hà, 2005; Lê Hữu Oanh và Ra son, 2007), tuy nhiên, các cuộc điều tra này mới chỉ xác định được loài này ở hai xã Bát Mọt và Xuân Liên. Các thông tin về sinh cảnh ưa thích và phân bố cũng như các mối đe dọa đến loài và sinh cảnh trong KBT còn thiếu. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu hiện trạng loài Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) tại KBTTN Xuân Liên nhằm góp phần xác định các mối đe dọa đến loài và sinh cảnh, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm bảo tồn, quản lý loài và sinh cảnh hiệu quả, bền vững. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập thông tin từ người dân địa phương bằng cách trao đổi trực tiếp với nhân dân, một số thợ săn trong vùng để nắm được những thông tin sơ bộ phục vụ cho việc lập tuyến điều tra như vị trí thường xuyên gặp Vượn đen má trắng, số đàn, số lượng cá thể mỗi đàn. Lập các tuyến, điểm điều tra đi qua các dạng sinh cảnh phân bố của loài. Tuyến và điểm phân bố rộng và đều khắp trên toàn bộ diện tích Khu Bảo tồn. Dựa vào số liệu điều tra phỏng vấn, kế thừa các số liệu thu thập được và các kiểu rừng ở Xuân Liên, 3 khu vực được đề tài lựa chọn .
đang nạp các trang xem trước