tailieunhanh - Về mối quan hệ giữa Lê Văn Duyệt và vua Minh Mạng qua quá trình tập trung quyền lực 30 năm đầu triều Nguyễn
Khi thành lập vương triều, Gia Long đã duy trì nền quân chính trên lãnh thổ rộng lớn với hai đơn vị hành chính cấp thành cai quản hai vùng đất tương ứng với Bắc bộ và Nam bộ Việt Nam ngày nay. Gia Định thành, đơn vị hành chính cai quản khu vực Nam bộ, do Lê Văn Duyệt đứng đầu có vai trò hết sức quan trọng về kinh tế, quốc phòng và ngoại giao. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X2-2016 Về mối quan hệ giữa Lê Văn Duyệt và vua Minh Mạng qua quá trình tập trung quyền lực 30 năm đầu triều Nguyễn Trần Thuận Võ Phúc Toàn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Khi thành lập vương triều, Gia Long đã duy trì nền quân chính trên lãnh thổ rộng lớn với hai đơn vị hành chính cấp thành cai quản hai vùng đất tương ứng với Bắc bộ và Nam bộ Việt Nam ngày nay. Gia Định thành, đơn vị hành chính cai quản khu vực Nam bộ, do Lê Văn Duyệt đứng đầu có vai trò hết sức quan trọng về kinh tế, quốc phòng và ngoại giao. Trong 30 năm đầu triều Nguyễn, cùng với quá trình chuyển giao quyền lực từ Gia Long sang đến Minh Mạng là sự khẳng định vị thế của Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt, khiến ông trở thành một trong những nhân vật quyền lực vào hàng bậc nhất. Tuy nhiên, sự chuyển giao ngôi báu này cũng đánh dấu quá trình tập trung quyền lực vào tay chính quyền trung ương do hoàng đế đứng đầu và việc xóa bỏ các đơn vị hành chính có quyền lực quá lớn như Gia Định thành là một xu thế tất yếu. Quá trình này diễn ra khá phức tạp do những vấn đề nội tại xung quanh mối quan hệ giữa Minh Mạng và Lê Văn Duyệt, mối quan hệ giữa một tân vương và một cố mệnh đại thần có quyền lực rất lớn. Bài viết mô tả sự vận động của mối quan hệ chính trị giữa hai nhân vật này trong quá trình tập trung quyền lực 30 năm đầu triều Nguyễn với một cách nhìn mới. Từ khóa: Lê Văn Duyệt, Minh Mạng, Gia Định thành, Tổng trấn Gia Định thành, tập trung quyền lực, nhà Nguyễn Trong lịch sử phong kiến phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, các vụ án công thần khai quốc được xem như một hiện tượng chính trị thường hay xảy ra. Tính tập trung quyền lực vào tay hoàng đế thường không cho phép tồn tại các công thần có sức ảnh hưởng quá lớn bên cạnh nhà vua. Các hoàng đế phương Đông thường triệt tiêu những người đã vào sinh ra tử giành lấy cơ đồ ngay sau khi lên được ngai vàng nếu cảm thấy quyền lực của mình và dòng họ bị đe dọa. .
đang nạp các trang xem trước