tailieunhanh - Quần xã bọ đuôi bật (collembola) ở đất trồng ngô xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Việc nghiên cứu hệ sinh vật đất trong mối liên quan với canh tác bền vững nguồn tài nguyên đất, đặc biệt việc xác định những mô hình khai thác, sử dụng đất phù hợp, hiệu quả nhất với điều kiện địa phương, với tiểu vùng sinh thái cụ thể, vừa cho năng suất cây trồng cao, vừa bảo vệ, cải thiện tính chất lý, hóa đất, tạo môi trường thuận lợi cho hệ động vật đất hữu ích hoạt động và phát triển là chưa có. Bài báo bước đầu tiếp cận nghiên cứu vấn đề trên ở xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 QUẦN XÃ BỌ ĐUÔI BẬT (Collembola) Ở ĐẤT TRỒNG NGÔ XÃ SƠN THỊNH, HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI NGUYỄN THỊ THU ANH i n n i n inh h i v T i ng yên inh vậ Kh a h v C ng ngh i a LÊ QUỐC DOANH, NGUYỄN QUANG TIN i n Kh a h Kỹ h ậ ng L nghi i n n i hía ắ i n Kh a h ng nghi i a Việt Nam có đặc điểm điều kiện tự nhiên với ¾ diện tích là đồi núi nên đất đai có độ dốc lớn, do vậy khi có sự thay đổi về điều kiện khí hậu và sinh thái, đặc biệt là lớp thảm thực vật phủ, dễ dẫn đến hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất, làm mất chất dinh dưỡng và chất hữu cơ. Mặt khác, do tác động trực tiếp từ hoạt động của con người như sự tăng dân số, đói nghèo, kỹ thuật canh tác không hợp lý,. làm biến đổi tính chất đất và mất đất, làm cho đất không còn tính năng sản xuất. Việc canh tác bền vững nguồn tài nguyên đất đã và đang được chú ý nghiên cứu trong những năm gần đây. Các nghiên cứu về canh tác bền vững ngô trên đất dốc vùng miền núi phía Bắc (áp dụng các kỹ thuật trồng xen, che phủ cải tạo đất,.) những năm qua đã đạt được một số thành tựu đáng kể, năng suất và sản phẩm ngô trở thành hàng hóa trao đổi mạnh, góp phần giảm đói nghèo, từng bước nâng cao mức sống cho nông dân trong vùng [1] [2] [3] [8]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu hệ sinh vật đất trong mối liên quan với canh tác bền vững nguồn tài nguyên đất, đặc biệt việc xác định những mô hình khai thác, sử dụng đất phù hợp, hiệu quả nhất với điều kiện địa phương, với tiểu vùng sinh thái cụ thể, vừa cho năng suất cây trồng cao, vừa bảo vệ, cải thiện tính chất lý, hóa đất, tạo môi trường thuận lợi cho hệ động vật đất hữu ích hoạt động và phát triển là chưa có. Bài báo bước đầu tiếp cận nghiên cứu vấn đề trên ở xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng phương pháp lấy và phân tích mẫu theo quy chuẩn trong nghiên cứu động vật không xương sống ở đất theo Gormy & Grum (1993) để điều tra, thu mẫu động vật ở thực địa và .
đang nạp các trang xem trước