tailieunhanh - Tác động của tự học đến kết quả học tập của sinh viên ngành Song ngữ Nga - Anh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Bài viết đã trình bày (1) các quan điểm về vấn đề tự học, (2) phân tích đánh giá tác động của nhận thức, thái độ, phương pháp tự học đến kết quả học tập của sinh viên ngành Song ngữ Nga-Anh, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHCM và qua đó, (3) đề xuất một số gợi mở nhằm góp phần nâng cao năng lực tự học của sinh viên. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X2-2016 Tác động của tự học đến kết quả học tập của sinh viên ngành Song ngữ Nga - Anh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Bùi Ngọc Quang Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Bài viết đã trình bày (1) các quan điểm về vấn đề tự học, (2) phân tích đánh giá tác động của nhận thức, thái độ, phương pháp tự học đến kết quả học tập của sinh viên ngành Song ngữ Nga-Anh, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHCM và qua đó, (3) đề xuất một số gợi mở nhằm góp phần nâng cao năng lực tự học của sinh viên. Từ khóa: tác động, tự học, kết quả học tập 1. Các quan điểm về vấn đề tự học Những quan điểm về vấn đề tự học của sinh viên (SV) đã được nhiều học giả, nhà khoa học, nhà giáo dục trên thế giới thảo luận, nghiên cứu. Đề tài đã nghiên cứu và lựa chọn xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu dựa trên ba trường phái/quan điểm của ba nhà nghiên cứu chính sau đây: (1) Philip Benson hiện là Phó giáo sư của Viện Giáo dục Hồng Kông, là tác giả của cuốn “Giảng dạy và nghiên cứu vấn đề tự học trong việc học ngoại ngữ”1 (2001) và là tác giả và đồng tác giả của nhiều cuốn sách và bài báo liên quan tới vấn đề tự học; (2) Rebecca L. Oxford là giáo sư, tiến sĩ ngành Tâm lý học giáo dục trường Đại học North Carolina (Mỹ), các nghiên cứu về chiến lược học tập của bà đã làm “thay đổi cách dạy ngôn ngữ trên thế giới” và (3) Lev S. Vygotsky là nhà tâm lý học người Nga, người sáng lập ra Lý thuyết văn hóa xã hội (Sociocultural Theory). Theo Benson (2001)2, việc tự học hay năng lực tự học, tự chủ trong học tập của người học chỉ nảy sinh và có kết quả học tập tốt khi người học trực tiếp tham gia vào hoạt động học tập, môi trường học tập. Tác giả cho rằng, nếu một hoạt động học tập được thiết kế tốt thì bất kỳ SV nào khi tham gia vào hoạt động học tập đó cũng sẽ tạo được năng lực tự học tốt. Nghĩa là, nếu lớp học được chuẩn bị đầy đủ phương tiện học tập như sách vở, tài liệu, băng đĩa. phù hợp với sở
đang nạp các trang xem trước