tailieunhanh - Tư tưởng Hồ Chí Minh về phản biện xã hội

Thực hiện phản biện xã hội một cách rộng rãi thiết thực và có hiệu quả đang là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Để chủ trương lớn, quan trọng và có ý nghĩa này đi vào cuộc sống thì việc nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phản biện xã hội thiết nghĩ là điều rất cần thiết. | 18 TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN NHÂN Lực SỔ 3 29 -2012 Tư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI HÀ TH THUỲ DựđNG1 1 Vấn đề phản biện xã hội được đề cập và bàn đến nhiều ở nước ta từ năm 1996. Đây là yêu cầu tất yếu và bức thiết của một xã hội dân chủ. Tuy nhiên khi nghiên cứu kỹ di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh chúng ta thấy Người đã nói khá đầy đũ và hoàn chỉnh về vấn đề quan trọng này. Có thể nói hiện nay vẫn còn những quan điểm khác nhau về phản biện xã hội Song các nhà khoa học đều thống nhất quan niệm về phản biện xã hội trên một số nét chính yếu nhất. Họ đều đồng tình cho rằng phản biện xã hội là hoạt động bày tỏ ý kiến chính kiến đánh giá nhận xét đề xuất và kiến nghị của cộng đồng xã hội của tập thể đối với quá trình hoạch định và thực thi các chủ trương chính sách của các chủ thể thực thi quyền lực có liên quan đến lợi ích chung của cộng đồng tập thể trên cơ sở tổng hợp phân tích lập luận khách quan khoa học có tính thuyết phục nhằm phân định rõ cái tốt với cái xấu cái đúng với cái sai cái được với cái chưa được cái hoàn thiện với cái cần tiếp tục hoàn thiện nhằm đáp ứng tôi hơn những yêu cầu do cuộc sống đặt ra góp phần thỏa mãn lợi ích chung của cộng đồng tập thể cũng như toàn xã hội. Như vậy đối tương của phản biện xã hội là những chủ trương chính sách chương trình kế hoạch cụ thể phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong phạm vi toàn quốc hay từng địa phương. Mục đích của phản biện xã hội ThS. Khoa Triết học Học viện Chính trị - Hành chính khu vực IV. là đảm bảo lợi ích tối đa và lợi ích hài hòa của Tổ quốc và nhân dân. Phản biện xã hội thể hiện chủ yêu ở hai trường hợp. Thứ nhất là đối với các dự thảo chủ trương chính sách. Trường hợp thứ hai là những quan điểm chưa hoàn thiện thậm chí sai sót không còn phù hợp với đường lối chính sách quy phạm pháp lý đang thực hiện trong thực tế để lực lượng cầm quyền có điều chỉnh sửa chữa hoặc thay đổi chính sách cho phù hợp. Vì vậy phản biện xã hội suy cho cùng là nhằm phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN