tailieunhanh - Đặc điểm sản xuất thị trường của hộ nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long
Nghiên cứu các hộ nông dân sản xuất lúa gạo ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang cho thấy sản xuất lúa gạo của các hộ gia đình tại đây thể hiện rõ tư duy định hướng thị trường qua các đặc điểm: mở rộng sản xuất, vay vốn để đầu tư cho sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật - cơ giới hóa và tham gia hay không tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X2-2016 Đặc điểm sản xuất thị trường của hộ nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long Ngô Thị Phương Lan Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Nghiên cứu các hộ nông dân sản xuất lúa gạo ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang cho thấy sản xuất lúa gạo của các hộ gia đình tại đây thể hiện rõ tư duy định hướng thị trường qua các đặc điểm: mở rộng sản xuất, vay vốn để đầu tư cho sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật - cơ giới hóa và tham gia hay không tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất. Ẩn dưới đặc điểm sản xuất định hướng thị trường là các lựa chọn của người dân dựa trên sự tính toán về lợi ích của hộ gia đình. Do vậy, trong bối cảnh sản xuất lúa gạo hiện nay, khi mà hành vi kinh tế của hộ nông dân là kết quả của sự tương tác giữa tính toán duy lý của hộ gia đình và cấu trúc thị trường, trong đó lợi ích của hộ gia đình mâu thuẫn với lợi ích của các mô hình và thiết kế hợp tác hướng đến sự phát triển của ngành lúa gạo, thì tư duy duy lý cấp độ hộ gia đình có thể xem là một lực cản cho quá trình hình thành một nền sản xuất lúa gạo lớn và hiện đại. Từ khóa: sản xuất lúa gạo, hộ gia đình, duy lý, chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp 1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước nông nghiệp, với cây trồng chủ đạo là lúa nước. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của ngành sản xuất này đối với nền kinh tế của Việt Nam và một bộ phận lớn nông dân. Trong lịch sử phát triển của thị trường lúa gạo ở phía Nam, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng vai trò rất quan trọng. Trước đây, lúa gạo miền Nam đã xuất khẩu ra các nước trên thế giới. Do điều kiện lịch sử, sau năm 1975 hoạt động xuất khẩu này bị gián đoạn một thời gian. Năm 1989 đánh dấu sự trở lại của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Từ một nước thiếu ăn, phải nhận cứu trợ lương thực đến năm 2003, Việt Nam trở thành nước lớn thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo và vị trí này vẫn duy trì cho đến nay. Kỳ tích này là kết quả tổng hợp của chính sách Đổi Mới ở Việt Nam cùng .
đang nạp các trang xem trước