tailieunhanh - Các kiểu loại truyện cười dưới góc độ mơ hồ ngôn ngữ (minh họa qua tiếng Việt và tiếng Anh)
Bài viết phân tích những đặc điểm của mơ hồ ngôn ngữ như là một “phương tiện” để tạo nên cái hài trong các mẩu truyện cười ở tiếng Việt và tiếng Anh; đồng thời khảo sát các kiểu loại truyện cười do mơ hồ ngôn ngữ cũng như xem xét khả năng sử dụng chúng trong việc dạy/học ngoại ngữ. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, Các kiểu loại truyện cười dưới góc độ mơ hồ ngôn ngữ (minh họa qua tiếng Việt và tiếng Anh) Trần Thủy Vịnh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Truyện cười (jokes) rất phổ biến trong cuộc sống. Trong đó, tính mơ hồ đa nghĩa của ngôn ngữ đóng vai trò tích cực, giúp người nói và người nghe đạt được hiệu quả giao tiếp như mong muốn - đó là tạo nên và cảm nhận cái hài. Truyện cười tuy ngắn gọn nhưng tinh tế, đậm chất nghệ thuật của ngôn từ. Bài viết phân tích những đặc điểm của mơ hồ ngôn ngữ như là một “phương tiện” để tạo nên cái hài trong các mẩu truyện cười ở tiếng Việt và tiếng Anh; đồng thời khảo sát các kiểu loại truyện cười do mơ hồ ngôn ngữ cũng như xem xét khả năng sử dụng chúng trong việc dạy/học ngoại ngữ. Từ khóa: truyện cười, mơ hồ ngôn ngữ, dạy tiếng, mơ hồ từ vựng, mơ hồ cú pháp, mơ hồ ngữ dụng 1. Mở đầu Truyện cười (jokes) rất phổ biến trong cuộc sống và thường được phân định thành hai loại theo tiêu chí thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học và không thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học1. Bài viết chỉ bàn về loại truyện cười thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học (linguistic jokes)2. Cái cười ở loại truyện này có liên quan chặt chẽ tới một hiện tượng phổ quát của ngôn ngữ - hiện tượng mơ hồ. Đặc tính mơ hồ của ngôn ngữ cho phép một từ, ngữ, hoặc câu được diễn dịch theo nhiều cách khác nhau và tạo ra hiệu ứng hài hước. Theo Oaks (1994), cái hài trong truyện cười 1 Ranh giới giữa truyện cười thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học và không thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học là vấn đề đang còn bàn cãi, đặc biệt là ở những mẩu truyện do mơ hồ ngữ dụng. Theo Robert Lew (1996), truyện cười thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học được nhiều tác giả thừa nhận và nghiên cứu như Hocket (1972), Shultz và Horibe (1974), Shultz và Robilard (1980), Frumusani (1986), Spector (1990), nổi bật là Raskin (1987) khi cho rằng tất cả truyện cười đều thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học [15 : 127]. 2 Từ đây về sau, trong bài viết, truyện cười thuộc lĩnh vực
đang nạp các trang xem trước