tailieunhanh - Những loại hình kinh tế biển, đảo và tiềm năng kinh tế tại vùng biển Nam Bộ, Việt Nam – Tiếp cận sinh thái văn hóa (cultural ecology)
óa (cultural ecology) để tìm hiểu sự thích nghi của cộng đồng ngư dân và cư dân trong môi trường sinh thái tự nhiên vùng biển Nam Bộ. Sinh thái văn hoá (cultural ecology) là quá trình thích ứng giữa môi trường xã hội của một tộc người với môi trường tự nhiên xung quanh. Thông qua sự nhận thức hợp lý về môi trường sinh thái tự nhiên, con người quyết định phương thức sản xuất và lựa chọn hình thức cư trú, hành vi ứng xử nhất định với thế giới tự nhiên. Nhà nhân học Mỹ Julian H. Steward dùng khái niệm thích nghi để lý giải hành vi văn hoá của con người đối với môi trường tự nhiên. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, Những loại hình kinh tế biển, đảo và tiềm năng kinh tế tại vùng biển Nam Bộ, Việt Nam – Tiếp cận sinh thái văn hóa (cultural ecology) Phan Thị Yến Tuyết Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Chúng tôi vận dụng lý thuyết sinh thái văn hóa (cultural ecology) để tìm hiểu sự thích nghi của cộng đồng ngư dân và cư dân trong môi trường sinh thái tự nhiên vùng biển Nam Bộ. Sinh thái văn hoá (cultural ecology) là quá trình thích ứng giữa môi trường xã hội của một tộc người với môi trường tự nhiên xung quanh. Thông qua sự nhận thức hợp lý về môi trường sinh thái tự nhiên, con người quyết định phương thức sản xuất và lựa chọn hình thức cư trú, hành vi ứng xử nhất định với thế giới tự nhiên. Nhà nhân học Mỹ Julian H. Steward dùng khái niệm thích nghi để lý giải hành vi văn hoá của con người đối với môi trường tự nhiên. Từ vận dụng lý thuyết này chúng tôi khảo sát những loại hình kinh tế biển, đảo và tiềm năng kinh tế tại vùng biển Nam Bộ, Việt Nam. Về những loại hình kinh tế biển, đảo chúng tôi đề cập đến các vần đề như: - Phương tiện đánh bắt và hoạt động khai thác thủy hải sản ở vùng biển, đảo Nam Bộ - Nuôi trồng thủy hải sản ỏ vùng biển, đảo Nam Bộ - Nghề tiểu thủ công vùng biển, đảo Nam Bộ - Du lịch biển, đảo Nam Bộ Đối với ngành nhân học biển (maritime anthropology) cần tìm hiểu mối quan hệ giữa môi trường biển và hoạt động sinh tồn của các cư dân, từ đó mới có cơ sở tìm kiếm những chính sách hướng đến sự phát triển bền vững cho ngư dân và cư dân địa phương. Khái niệm không gian về biển liên quan mật thiết đến khái niệm tiềm năng biển và sở hữu nguồn tài nguyên biển. Đối với ngư dân, biển tồn tại là nguồn sở hữu chung. Do vậy, khi nghiên cứu về các cư dân biển, có nhiều quan niệm cho là chính do nhận thức này nên các cư dân biển chỉ chú trọng đến kinh tế khai thác và không có khái niệm trách nhiệm với môi trường. Sự phát triển bền vững của nghề biển đó là vấn đề môi trường cần được xem .
đang nạp các trang xem trước