tailieunhanh - Đánh giá ổn định sườn dốc khu vực trượt lở phường B’Lao, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng và đề xuất các giải pháp phòng chống

Với các kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp có tính khả thi để ổn định sườn dốc nhằm giảm thiểu tác động của trượt lở cho khu vực nghiên cứu. Mời các bạn tham khảo! | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, 2016 Đánh giá ổn định sườn dốc khu vực trượt lở phường B’Lao, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng và đề xuất các giải pháp phòng chống Bùi Trọng Vinh Nguyễn Sanh Hà Nguyễn Huỳnh Thông Bộ môn Tài nguyên Trái Đất và Môi trường- Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 10 tháng 8 năm 2015; hoàn chỉnh sửa chữa ngày 15 tháng 10 năm 2015) TÓM TẮT Bảo Lộc là một trong hai thành phố của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc, ở độ cao 800 – 1000m, có địa hình khá hiểm trở với nhiều đồi núi cao và dốc. Hiện tại, qua khảo sát và thu thập trong khu vực trượt lở với diện tích khoảng ha, thấy xuất hiện nhiều vết nứt sụp làm hư hỏng các công trình nhà của người dân trong khu vực. Tác giả đã xác định có nhiều nguyên nhân gây trượt lở như địa mạo, địa tầng sườn dốc, vật liệu cấu tạo sườn dốc, địa chất thủy văn, khí hậu Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do hoạt động bóc đất làm mất bệ phản áp ở chân sườn dốc kết hợp với sự gia tăng độ ẩm trong đất do lượng mưa lớn làm giảm sức chống cắt của đất đá. Dựa vào số liệu địa chất phân tích được từ vị trí trượt lở đã khảo sát, tác giả ứng dụng phần mềm GeoStudio với module SLOPE/W để kiểm toán độ ổn định của sườn dốc theo các mặt cắt. Kết quả cho thấy sườn dốc ổn định vào mùa khô với hệ số an toàn (FS) tối thiểu là , vào mùa mưa sườn dốc mất ổn định với hệ số an toàn (FS) tối thiểu là ứng với mô hình có sự hiện diện mực nước ngầm. Các hệ số an toàn tối thiểu của mô hình có sự hiện diện mực nước ngầm được biểu diễn theo khoảng cách giữa các mặt cắt sườn dốc, cho thấy chúng có mối tương quan với nhau theo một hàm quan hệ với hệ số tương quan (R2) là . Kết quả nội suy từ hàm quan hệ này cho thấy bề rộng vùng không ổn định trượt hay bề rộng khối trượt là . Với các kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp có tính khả thi để ổn định sườn dốc nhằm giảm thiểu tác động của trượt lở cho .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN