tailieunhanh - Những dẫn liệu ban đầu về các loài bò sát buôn bán ở tỉnh Tiền Giang

Nhu cầu dùng thịt rắn như một món ăn sành điệu đã làm cho việc khai thác và buôn bán các loài bò sát rất phát triển. Để có cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp quản lý việc khai thác, sử dụng và buôn bán các loài bò sát thì công tác điều tra, nghiên cứu tình hình buôn bán các loài bò sát ở đây là rất cần thiết, góp phần vào bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên sinh vật này. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 NHỮNG DẪN LIỆU BAN ĐẦU VỀ CÁC LOÀI BÒ SÁT BUÔN BÁN Ở TỈNH TIỀN GIANG HOÀNG THỊ NGHIỆP, VÕ THỊ TRINH Trường i h ng Th Tiền Giang là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long với một phần diện tích nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, có đường bờ biển dài 32km, địa hình tương đối bằng phẳng [8]. Mang những đặc điểm chung của miền Tây Nam Bộ, tỉnh Tiền Giang có điều kiện tự nhiên chủ yếu là đồng bằng với hệ thống kênh rạch chằng chịt nên nhóm động vật rừng ở đây không phong phú như các tỉnh khu vực miền Bắc và miền Trung. Do đó, người dân ở đây thường khai thác các loài lưỡng cư, bò sát làm thực phẩm và để buôn bán như các loài thủy hải sản. Đặc biệt, những loài rắn và rùa như: Trăn đất, Rắn bông súng, Rắn bồng voi, Rắn bồng không tên, Rắn mống, Rắn sọc dưa, Rắn ráo thường, Rùa ba gờ. thường bị săn bắt và buôn bán phổ biến ở các chợ thực phẩm. Nhu cầu dùng thịt rắn như một món ăn sành điệu đã làm cho việc khai thác và buôn bán các loài bò sát rất phát triển. Để có cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp quản lý việc khai thác, sử dụng và buôn bán các loài bò sát thì công tác điều tra, nghiên cứu tình hình buôn bán các loài bò sát ở đây là rất cần thiết, góp phần vào bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên sinh vật này. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Điều tra, khảo sát về thành phần loài và tình hình buôn bán các loài bò sát tại 26 điểm chợ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ tháng 12/2012 đến tháng 5/2013. Định tên khoa học các loài dựa theo tài liệu của Đào Văn Tiến (1981, 1982), Nguyễn Văn Sáng và cs. (2009), S. M. Campden Main (1984). Tên địa phương của loài theo kết quả phỏng vấn người dân và người buôn bán bò sát. Đánh giá về giá trị bảo tồn dựa theo Sách Đỏ Việt Nam 2007; Danh lục Đỏ IUCN năm 2012; Nghị định số 32/2006 của Chính phủ; Công ước CITES 2006. Tần số gặp của các loài được tính theo tổng các điểm khảo sát khi bắt gặp loài đó. Giá bán của mỗi loài được tính theo giá trị trung bình của các

TỪ KHÓA LIÊN QUAN