tailieunhanh - Khả năng nhận biết và xu hướng sử dụng từ Hán Việt của học sinh - sinh viên

Trong bài viết sau đây, chúng tôi không thiên về các vấn đề có tính chất lý thuyết mà chú trọng đến các đặc điểm trong hoạt động thực tiễn của lớp từ Hán Việt trong tiếng Việt hiện đại. Bài viết trình bày diện mạo từ gốc Hán trong tiếng Việt và đưa ra các kết quả khảo sát nhằm tìm hiểu khả năng nhận biết và xu hướng sử dụng từ Hán Việt của học sinh - sinh viên nhằm đóng góp thêm tư liệu cho vấn đề vị trí của từ Hán Việt trong tiếng Việt hiện đại. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X2-2015 Khả năng nhận biết và xu hướng sử dụng từ Hán Việt của học sinh - sinh viên Trần Thị Kim Anh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Trong bài viết sau đây, chúng tôi không thiên về các vấn đề có tính chất lý thuyết mà chú trọng đến các đặc điểm trong hoạt động thực tiễn của lớp từ Hán Việt trong tiếng Việt hiện đại. Bài viết trình bày diện mạo từ gốc Hán trong tiếng Việt và đưa ra các kết quả khảo sát nhằm tìm hiểu khả năng nhận biết và xu hướng sử dụng từ Hán Việt của học sinh sinh viên nhằm đóng góp thêm tư liệu cho vấn đề vị trí của từ Hán Việt trong tiếng Việt hiện đại. Từ khóa: từ Hán Việt, vị trí của từ Hán Việt, xu hướng sử dụng từ Hán Việt 1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu từ gốc Hán trong tiếng Việt Về nguồn gốc, hệ thống từ vựng tiếng Việt thường được chia thành lớp từ bản ngữ (thuần Việt) và lớp từ vay mượn. Từ bản ngữ tiếng Việt [24, ] là lớp từ được coi là có mặt từ xa xưa, thuộc nguồn gốc Nam Á. Từ vay mượn hay còn gọi từ ngoại lai trong tiếng Việt có nguồn gốc từ nhiều ngôn ngữ khác nhau, chủ yếu từ tiếng Hán. Số từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt, theo nhiều nhà nghiên cứu, lên đến hàng vạn, chiếm khoảng trên một nửa số từ vựng của tiếng Việt. Tổng số âm tiết tạo nên các từ này trong tiếng Việt ước tới năm ngàn đơn vị1. Những kết quả nghiên cứu ban đầu của công trình về từ Hán Việt, trong phạm vi bài viết này là những vấn đề lý thuyết về từ Hán Việt và kết quả khảo sát về cách tri nhận và xu hướng sử dụng lớp từ này trong giới sinh viên - học sinh (SV-HS) trong khoảng 15 năm, từ những năm 1987 đến năm 19992. Bài viết được đúc kết từ công trình nghiên cứu của nhóm tác giả, theo từng giai đoạn khảo sát. Công trình này đang được tiếp tục nghiên cứu bởi nhóm tác giả và những người nghiên cứu khác từ năm 2000 đến nay. 2. Diện mạo từ gốc Hán trong tiếng Việt Tiếng Việt tiếp xúc với tiếng Hán từ rất lâu đời, việc vay mượn từ gốc Hán thông qua nhiều con đường, bao gồm

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN