tailieunhanh - Vai trò chẩn đoán tăng áp động mạch phổi của NT-proBNP huyết thanh trên bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá vai trò của NT-proBNP trong phát hiện tăng áp động mạch phổi ở bệnh nhân xơ cứng bì. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có đối chứng 30 bệnh nhân xơ cứng bì có tăng áp động mạch phổi và 17 bệnh nhân xơ cứng bì không có tăng áp động mạch phổi tại Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 06/2017 đến tháng 8/2018. | TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC VAI TRÒ CHẨN ĐOÁN TĂNG ÁP ĐỘNG MẠCH PHỔI CỦA NT-proBNP HUYẾT THANH TRÊN BỆNH NHÂN XƠ CỨNG BÌ HỆ THỐNG Vũ Thị Hằng, Hoàng Thị Lâm Trường Đại học Y Hà Nội NT-proBNP đang được đề cập đến là dấu ấn có thể chẩn đoán sớm tăng áp động mạch phổi trên xơ cứng bì. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá vai trò của NT-proBNP trong phát hiện tăng áp động mạch phổi ở bệnh nhân xơ cứng bì. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có đối chứng 30 bệnh nhân xơ cứng bì có tăng áp động mạch phổi và 17 bệnh nhân xơ cứng bì không có tăng áp động mạch phổi tại Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 06/2017 đến tháng 8/2018. Kết quả cho thấy, nồng độ NT-proBNP của nhóm xơ cứng bì có tăng áp động mạch phổi là 72,00 ± 235,92 pmol/L. Có mối tương quan giữa NT-proBNP với giá trị áp lực động mạch phổi qua siêu âm Doppler tim (r = 0,383, p = 0,037). Ngưỡng NT-proBNP 54,46 pmol/L (461 pg/mL) có vai trò chẩn đoán tăng áp động mạch phổi với độ nhạy 54,6%, độ đặc hiệu 100%, giá trị dự báo dương tính 100%, giá trị dự báo âm tính 54,8%. NT-proBNP huyết thanh có thể sử dụng để chẩn đoán tăng áp động mạch phổi trong xơ cứng bì không có suy tim. Từ khóa: Xơ cứng bì hệ thống, tăng áp động mạch phổi, NT-proBNP, chẩn đoán I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tần suất tăng áp động mạch phổi xuất hiện khoảng 12 - 16% ở bệnh nhân xơ cứng bì. Bệnh liên quan đến tiến triển của hiện tượng Raynaud, tổn thương da khu trú và kháng thể kháng centromere dương tính [1]. Trong nghiên cứu của EULAR năm 2010 về nguyên nhân tử vong trong xơ cứng bì, thì tăng áp động mạch phổi chiếm đến 26% [2]. Nếu bệnh nhân xơ cứng bì có tăng áp động mạch phổi không được điều trị, thời gian sống sau 1 năm là 50%, còn ở bệnh nhân không có tăng áp lực động mạch phổi là trên 90% [3]. Chẩn đoán sớm và điều trị sớm giúp cải thiện tỉ lệ sống cho bệnh nhân xơ cứng bì có tăng áp động mạch phổi, 70% bệnh nhân xơ cứng bì sống sau 3 năm với phân độ chức năng tăng áp phổi theo Tổ chức Y tế Thế giới lớp I và II, 50% ở lớp III,
đang nạp các trang xem trước