tailieunhanh - Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc tại tỉnh Gia Lai
Bài báo này bước đầu điều tra cây thuốc của đồng bào dân tộc tại tỉnh Gia Lai để làm cơ sở cho quá trình khai thác và sử dụng nguồn dược liệu của tỉnh, đồng thời bảo tồn nguồn gen cây thuốc, phát triển kinh tế và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong vùng. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC TẠI TỈNH GIA LAI BÙI VĂN HƯỚNG, NGUYỄN VĂN DƯ, HÀ TUẤN ANH, TRẦN HUY THÁI, TRẦN MINH HỢI i n inh h i v T i ng yên inh vậ i n n Kh a h v C ng ngh i a Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú. Trong đó, nguồn tài nguyên thực vật vô cùng đa dạng, chúng cung cấp cho ta không chỉ sản phẩm về gỗ mà còn cung cấp cho ta nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ, trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc. Từ thời xa xưa, ông cha ta đã biết cách sử dụng các loại thực vật tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh. Những kinh nghiệm quý báu về cách thức sử dụng cây cỏ tự nhiên làm thuốc đã được lưu truyền và tích luỹ qua nhiều thế hệ. Đây chính là nguồn tri thức bản địa vô cùng quý báu cần khai thác, bảo tồn và phát triển. Tuy nhiên, mỗi địa phương, mỗi dân tộc đều có những cách chữa trị riêng biệt, những kinh nghiệm bí truyền của họ ít được phổ biến, họ chỉ truyền lại cho một số người trong gia đình khi qua đời. Khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Gia Lai, nơi có nguồn tài nguyên thực vật khá phong phú với nhiều dân tộc sinh sống như Kinh, Ba Na, Gia Rai. đã tạo nên sự phong phú về tri thức sử dụng tài nguyên cây thuốc để chữa bệnh. Bài báo này chúng tôi bước đầu điều tra cây thuốc của đồng bào dân tộc tại tỉnh Gia Lai để làm cơ sở cho quá trình khai thác và sử dụng nguồn dược liệu của tỉnh, đồng thời bảo tồn nguồn gen cây thuốc, phát triển kinh tế và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong vùng. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Thực vật dân tộc học: Điều tra nghiên cứu tri thức bản địa các bài thuốc và cây thuốc tại tỉnh Gia Lai được tiến hành theo các phương pháp nghiên cứu thực vật dân tộc học của Gary J. Martin (2002) bao gồm: - Thu thập mẫu tiêu bản và mẫu nguyên liệu cây thuốc: Đã thu thập được 725 mẫu tiêu bản của 145 loài thực vật, ghi đầy đủ các thông tin về mẫu vào etiket. Các mẫu nguyên liệu đã được xử lý trực tiếp ngoài thực địa và bảo .
đang nạp các trang xem trước