tailieunhanh - Nghiên cứu thực trạng khai thác lâm sản ngoài gỗ làm thuốc và thực phẩm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn-Kỳ Thượng, Hoành Bồ, Quảng Ninh

Bài báo này được hoàn thành trong khuôn khổ của đề tài thạc sĩ nhằm đánh giá thực trạng để góp phần sử dụng hợp lý LSNG và nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn-Kỳ Thượng, Hoành Bồ, Quảng Ninh. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KHAI THÁC LÂM SẢN NGOÀI GỖ LÀM THUỐC VÀ THỰC PHẨM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐỒNG SƠN-KỲ THƯỢNG, HOÀNH BỒ, QUẢNG NINH an Q n ý Rừng TRẦN QUỐC HƯNG Trường i h ng L i h Th i g yên LÊ VĂN THẮNG ng L ng Q ng Ninh Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là một bộ phận quan trọng của hệ sinh thái rừng. Phát triển LSNG thực chất là làm tăng giá trị kinh tế của rừng, để kinh doanh tổng hợp tài nguyên rừng và để bảo vệ rừng [3, 4]. Hoạt động phát triển LSNG còn bị chi phối bởi yếu tố xã hội và nhân văn như việc hoạch định các chính sách, việc bố trí phân công lao động cũng như các chế độ hưởng lợi trong phát triển rừng. Người sinh sống trong vùng, khai thác và sử dụng LSNG như là một trong những kế sinh nhai tất yếu về quyền cũng như nhu cầu được hưởng lợi về rừng. Vì vậy, LSNG góp phần tích cực trong các chương trình xóa đói, giảm nghèo của Nhà nước [1, 5]. Khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn-Kỳ Thượng, nằm trong cánh cung trùng điệp của khu Đông Bắc, ở độ cao 150-1120m so với mặt nước biển. Với tổng diện tích , thuộc địa giới hành chính 5 xã: Đồng Lâm, Đồng Sơn, Hòa Bình, Vũ Oai, Kỳ Thượng, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Được thành lập năm 2003, theo Quyết định số 440/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh [2]. Đây là khu rừng đặc dụng điển hình của hệ sinh thái rừng kín lá rụng thường xanh núi thấp, có tính đa dạng sinh học cao ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Tuy vậy hiện tại, những áp lực lên Khu Bảo tồn là rất lớn, vì đây là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số: Dao, Sán Chỉ, Tày. Đời sống của bà con các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn. Cuộc sống của người dân nơi đây phụ thuộc rất rõ vào tài nguyên rừng, nhất là nguồn LSNG là chủ yếu. Vì thế, các hoạt động khai thác và buôn bán LSNG là hoạt động thường xuyên mang tính không bền vững. Trong thực tế, rất nhiều loài LSNG đã cạn kiệt, không còn để khai thác mặc dù trước đây có rất nhiều với trữ lượng lớn. Nguyên nhân dẫn đến

TỪ KHÓA LIÊN QUAN