tailieunhanh - Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2016 - THPT Thiên Hộ Dương
Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2016 của trường THPT Thiên Hộ Dương là một đề thi mẫu nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 làm quen với dạng đề, dạng câu hỏi, chuẩn bị kiến thức cho kì thi sắp tới. . | TRƯỜNG THPT THIÊN HỘ DƯƠNG ĐỀ MINH HỌA (Đề thi có 05 trang) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: SỬ - LỚP 12 Thời gian làm bài: 50 phút PHAN TRUNG NGHĨA, SĐT: 01698186847 Câu 1: Đâu là hạn chế cơ bản nhất trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai: A. Cách mạng khoa học – kĩ thuật chế tạo ra vũ khí đẩy nhân loại trước một cuộc chiến tranh mới. B. Nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân. C. Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện có tính chất tàn phá, hủy diệt. Nạn ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật. D. Nạn khủng bố gây nên tình trạng căng thẳng. Câu 2: Xu thế toàn cầu hóa diễn ra từ sự kiện lịch sử nào của thế giới? A. Từ sau khi cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt. B. Từ khi cách mạng khoa học – kĩ thuật bắt đầu xuất hiện. C. Từ khi chiến tranh lạnh bùng nổ. D. Từ khi Liên Xô và các nước Đông Âu bị sụp đổ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 3: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, châu lục nào được mệnh danh là “Lục địa mới trổi dậy”? A. Châu Á. B. Châu Mĩ La-tinh. C. Châu Phi. D. Châu Âu. Câu 4: Nước nào ở Mĩ La-tinh được xem là « Lá cờ đầu » của phong trào giải phóng dân tộc ? A. Mê -hi- cô. B. Ác-hen -ti-na. C. Cuba. D. Bra-xin. Câu 5: Sau cuộc chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia đều ra sức điều chỉnh: A. Nền kinh tế và quốc phòng cho phù hợp với tình hình mới. B. Chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng tâm. C. Chiến lược lấy quốc phòng làm trọng tâm. D. Chiến lược phát triển kinh tế, quốc phòng theo xu thế toàn cầu hóa. Câu 6: Nguyên nhân cơ bản nhất đưa nền kinh tế Nhật bản phát triển “thần kì” trong những năm 60 – 70 của thế kỉ XX là gì? A. Biết lợi dụng vốn của nước ngoài để đầu tư vào những ngành công nghiệp then chốt. B. Biết lợi dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật để tăng năng suất, cải tiến kĩ thuật và hạ giá thành sản phẩm. C. Biết “len lách” xâm nhập thị trường các nước. D. Nhờ những cải cách dân chủ. Câu 7: Tại sao gọi là “Trật tự hai cực I-an-ta”? A. Đại diện hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng. B. .
đang nạp các trang xem trước