tailieunhanh - Chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi trên thế giới và tại Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu

Nội dung của bài viết trình bày về một vài đặc điểm của ngành chăn nuôi Việt Nam, vai trò của ngành chăn nuôi trong sản xuất và đời sống xã hội, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp – mục tiêu chung, những đặc điểm của chăn nuôi trong chuyển đổi cơ cấu, chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 ở Việt Nam, những trở ngại trong chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi và một số ý kiến thảo luận. | Triển Vọng Phát Triển Chăn Nuôi Việt Nam Hội thảo - Hà Nội – Việt Nam Ngày 29/11/2010 Chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi trên thế giới và tai Việt nam trong điều kiện biến đổi khí hậu Lê Viết Ly Hiệp hội Chăn Nuôi Việt Nam Chăn nuôi đã đóng góp rất nhiều cho phát triển nông nghiệp, mặc dù phần lớn chỉ là phục vụ tiêu dùng trong nước. Là một nước đất chật người đông có tỷ lệ đất trồng trọt trên đầu người thấp, hệ thống trang trại qui mô nhỏ sẽ còn tiếp tục đóng vai trò không nhỏ trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam. I. Một vài đặc điểm của ngành chăn nuôi Việt nam: Ngành chăn nuôi từ lâu đã là một bộ phận gắn kết chặt chẽ với cây trồng trong kinh tế hộ gia đình. • Trại chăn nuôi nhỏ là phổ biến, chăn nuôi công nghiệp còn rất ít, chăn nuôi lợn chiếm vị trí số 1 • Kết hợp chặt chẽ với cây trồng, nhất là cây lúa • Không có đồng cỏ rộng, loài nhai lại phát triển thấp • Lượng nhập khẩu hạt lớn ( ngô và khô đậu tương ) • Nhu cầu sản phẩm động vật tăng nhanh chóng, kích thích chăn nuôi nội địa và cả nhập khẩu thịt (lượng thịt lợn và gia cầm tăng gấp đôi từ 1995- 2008 ) • Dịch bệnh còn là nguy cơ lớn • Chăn nuôi xuất khẩu không đáng kể ( trừ thuỷ sản ) Từ các đặc điểm trên ta có thể thấy có những lợi thế và những nhược điểm không thuận lợi trong phát triển chăn nuôi ở nước ta, đòi hỏi sự cải tiến và cả tái cấu trúc trong điều kiện biến đổi khí hậu và hội nhập hiện nay. II. Vai trò của ngành chăn nuôi trong sản xuất và đời sống xã hội: Đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Việt Nam là hệ thống sản xuất kết hợp mà rõ ràng nhất là sự khép kín giữa chăn nuôi và trồng trọt, trong đó trâu bò được sử dụng làm sức cày kéo trong trồng trọt, cũng như nuôi lợn và trồng lúa hỗ trợ lẫn nhau. Ở đồng bằng Sông Hồng,nông dân thường nói, “Lúa đầy bồ, lợn chật chuồng”. Có nghĩa là nếu đầu lợn ăng sẽ có nhiều lúa gạo và ngược lại. Có thể thấy rất lâu rồi, phân chuồng được coi là loại phân có giá trị trong trồng lúa. Mặc dù lợn thực sự là tốn rất nhiều thóc gạo, nhưng trong hệ thống sản xuất nông

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG